Chào mừng bạn đến với website Bốn Niệm Xứ

TRĂM NĂM BẾN CŨ

TRĂM NĂM BẾN CŨ
Người về từ một hôm nào,
Trăm năm bến mộng còn sao những là...
Người đi từ độ quê nhà, 
Ngút ngàn lửa khói ngập tà binh đao.
Tìm trong cát bụi lao xao,
Dư âm ngày cũ lối vào diệu thơ.
Tặng người sương gió ơ hờ,
Tình ai ai bớ ngại bờ sương thăm!
(Bốn niệm xứ)

 

Hiện tại là gạch nối giữa quá khứ và tương lai
Xưa nay, kính thưa các bạn trước và sau ngày miền Nam được thống nhất thì có nhiều luồng dư luận tốt xấu, đúng sai, có không có về nhân vật Hồ Chí Minh. Kể cả những luồng dư luận tổng hợp xuất phát từ miền Bắc, nhất hết trong hàng ngũ cán bộ từ địa phương đến trung ương của chính quyền miền Bắc.
Nói chung là người ta chỉ có thể hiểu được một phần nào đó về nhân vật có thể nói rất đặc biệt này.

bác hồ

Con người là thừa tự, là chủ nhân và thai tạng của nghiệp.

Riêng chúng tôi có thể nói là một tu sĩ duy nhất tại Việt Nam sau ngày đất nước thống nhất đến tận hôm nay mới hạ bút viết chút đỉnh gì đó về con người lịch sử Hồ Chí Minh này. Và chúng tôi đã phát hiện rất ít, cũng có thể nói hầu như là không có một tu sĩ nào của Việt Nam trước và sau giải phóng đặt bút viết gì đó về nhân vật Hồ Chí Minh. Tại sao? Bởi tất cả mọi tu sĩ của mọi hệ phái Phật giáo hầu hết đều mặc định, và cho rằng một người khi đã xuất gia, vào chùa tu hành thì không nên liên hệ, dính dấp gì đến chính trị và quân sự. Đó là chuyện của xã hội và của các thế lực tả hữu chính trị. Đây được xem là quan điểm, lập trường không dời đổi của tất cả mọi tu sĩ của các hệ phái Phật giáo trong và ngoài nước xưa nay.

 

Như vậy, còn gì nữa. Chúng tôi sẽ là người đầu tiên của Phật giáo phá cái lệ có thể nói là mặc định cứng ngắc này để nói lên một vài điều có thể đối với nhân vật Hồ Chí Minh, người chủ xướng cuộc cách mạng dẹp loạn cát cứ, thống nhất đất nước, gom giang sơn về một mối. Nhưng thật ra cái chính, cái cốt lõi của Bác Hồ vẫn là đuổi đám giặc Nguyễn Gia Miêu ăn nhờ ở đậu ra khỏi đất nước đúng như bản năng gốc của gia phả, giòng họ này mà xuất phát là từ cuộc chạy trốn, đào tẩu của Nguyễn Hoàng thoát khỏi ách kềm kẹp của Trịnh Kiểm. Bởi Nguyễn Uông, anh Nguyễn Hoàng đã từng bị Trịnh Kiểm lấy thủ cấp trước đó hòng bảo vệ cho mộng bành trướng, chiếm hữu và thống trị cả Đàng Ngoài.

 

Phần lịch sử này thì trước đó, thời kỳ năm Bính Ngọ 1786 Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ khi chinh phạt Bắc Hà lần thứ nhất làm sao không nắm rõ tình hình chính sự rối loạn như tơ vò trên địa giới lềnh bềnh sông nước này?

 

Chỉ với thời gian 200 năm thì nhân quả, tức lịch sử thăng trầm của đất nước làm sao có thể mất đi đâu cách nào cho được. Phải không các bạn?

 

Văn sử học không thể tách rời Phật giáo        
Vì Phật giáo là con đường đi vào sự thật!

Thông thường, khi nói đến sự thật thì lại rất dễ đụng chạm và mất lòng không người này thì cũng người khác. Nhất hết các tổ chức thuộc chính trị, quân sự của các thể chế, chủ trương và chính sách cai trị của các nhà nước mọi quốc gia, mọi thời kỳ. Chưa nói sự đụng chạm không thể tránh né đối với các tín ngưỡng tôn giáo. Bởi bản chất của con người, của các tổ chức chính trị và tôn giáo là luôn luôn nói sai sự thật, tức tìm mọi cách che đậy cái dỡ, cái sai của cá nhân và tổ chức của mình. Song song theo đó là nói xấu, chê bai, hạ gục đối phương xuống dưới thấp thỏi, hạ liệt. Đây là điều mà bất cứ ai cũng có thể thấy biết rõ ràng, cụ thể.

 

Nhưng nói như thế thì chúng ta sẽ bị hạn chế, chặn đứng lại ở một vị trí nào đó. Lại khi chúng ta đứng lại cũng có nghĩa chúng ta sẽ bị tụt hậu, rơi vào vùng tăm tối, nguy hiểm. Còn nếu chúng ta can đảm, chấp nhận mọi đụng chạm, thậm chí bị chửi rủa, trù dập, ám hại, đánh đập thì con đường trước mặt sẽ mở rộng thênh thang. Vậy chúng ta chọn con đường nào?

 

Chúng ta nên trở lại câu chuyện sử học.

bác hồ

Sự nghiệp của Quang Trung là đánh đuổi ngoại xâm, dẹp loạn cát cứ và thống nhất đất nước.

Nhưng đám sử gia xưa nay đã xúm móc nối, dựng lên câu chuyện rất hấp dẫn, đầy thú vị, hay ho rằng. Nguyễn Hoàng đã nhờ chị của mình là Ngọc Bảo, vợ Trịnh Kiểm kiễng chân kề tai nói nhỏ với chồng cho em mình vào trấn thủ ở phía Nam. Thế là vào năm Mậu Ngọ 1558, Trịnh Kiểm mới tâu với vua Anh Tông cho Nguyễn Hoàng vào Nam, ở trên đất Thuận Hóa. Đám sử gia còn chữa thẹn, tức thêm thắt, thêu dệt tình tiết ly kỳ, huyền thoại này vào câu chuyện đào tẩu không kèn không trống của Nguyễn Hoàng để bảo vệ cái mạng mộc cũng như để khỏi phải rơi đầu thê thảm dưới tay Trịnh Kiểm như sau:

 

"Nguyễn Hoàng đã cho đám bộ hạ mò ra tận Hải Dương hỏi ý kiến Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm nên làm gì vào lúc này. Và Trạng Trình đã lạnh lùng phất tay, phán một câu ớn lạnh xương sống rằng: "Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân". Một dãy Hoành Sơn kia sẽ dung thân đến muôn đời!

 

Thế là Nguyễn Hoàng liền khăn gói lên đường cùng với gia nhân, quan binh xúm kéo vào trấn thủ đất Thuận Hóa, lấy Hoành Sơn Quan làm điểm phân chia giới tuyến giữa Đàng Ngoài Đàng Trong kể từ đó".

 

Đây là câu chuyện bịa tài tình của con cháu, giòng họ Nguyễn Gia Miêu và đám sử gia nói láo triều Nguyễn mục đích để tôn Nguyễn Hoàng lên vai trò là người đi tiên chinh, mở ra con đường xán lạn cho lịch sử Nhà Nguyễn ở Đàng Trong. Nhưng sự thật thì không phải như vậy. Bởi đám giặc, tức giòng họ Nguyễn Gia Miêu này đã làm được những gì cho đất nước và dân tộc trong thời gian cai trị thì chúng ta cũng đã quá biết rồi. Chúng tôi khỏi phải nói lại ở đây. Chỉ xin tóm tắt câu chuyện này ở điểm. Từ khi Trịnh Kiểm rồi Nguyễn Hoàng xuất hiện thì đất nước chúng ta đã bị phân chia tan nát bởi hai thế lực, hai giòng họ này với những trận quyết chiến tranh chấp lãnh thổ vùng miền triền miên, không gián đoạn giữa Đàng Ngoài Đàng Trong. Chỉ đến khi phong trào cách mạng Tây Sơn xuất hiện cùng với thiên tài quân sự Nguyễn Huệ thì đám anh chị bẻm ăn có máu mặt này mới bị càn quét sạch sẽ. Chấm dứt tình trạng chiếm hữu, cát cứ vùng miền để bóc lột mồ hôi nước mắt và xương máu của nhân dân lao động cực khổ hai miền.

 

Ai cho rằng không có tái sanh luân hồi 
Đó là hạng độn căn, liệt tuệ, vô thần!
Nhưng sau khi Quang Trung-Nguyễn Huệ... bất ngờ ra đi vào năm Nhâm Tý 1792 thì đất nước chúng ta lại lâm vào tình trạng xưa cũ bởi sự cai trị của đám giặc ăn nhờ ở đậu Nguyễn Gia Miêu. Khởi đầu từ Nguyễn Ánh. Và tình trạng này đã kéo dài gần 150 năm. Chỉ đến khi nhân vật Hồ Chí Minh xuất hiện thì đám giặc ăn nhờ ở đậu này mới bị xua đuổi ra khỏi đất nước và đành chấp nhận lang thang, sống đời thực vật vất vưởng nơi xứ lạ quê người quá ư tội nghiệp đúng như bản năng gốc của giòng họ này mà xuất phát là từ cuộc chạy trốn không kèn không trống của Nguyễn Hoàng như đã nói. Nhưng đám sử nói láo đã xúm thêu dệt lên thành câu chuyện huyền thoại với sự nhập cuộc kiêm lời thoại dựng tóc gáy của diễn viên chán chê sự đời "ta dại ta tìm nơi vắng vẻ, người khôn người đến chốn lao xao" tục gọi là Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm!

 

Việc Hồ Chí Minh đuổi sạch đám giặc bẻm ăn ra khỏi đất nước quá ư là ung dung, nhẹ nhàng, không tốn hòn đạn mũi tên nào cả quả thật đúng như lời tiên tri của Quang Trung-Nguyễn Huệ đã từng hùng hồn tuyên bố khi xưa. Xin mời các bạn đọc lại câu nói của thiên tài quân sự được chúng tôi trích nguyên văn trong tập NHÀ TÂY SƠN của Quách Tấn-Quách Giao, trang 235-236 như sau:

 

"Quân Tây Sơn đã lập không biết bao nhiêu chiến công oanh liệt. Diệt quân Xiêm La, thắng quân Mãn Thanh. Bao phen đánh quân nhà Nguyễn không còn mảnh giáp phải chạy ra cầu viện nước ngoài. Nay Nguyễn Phúc Ánh rước quân Pháp về phá rối nước nhà, vâng mệnh đức Hoàng huynh, ta chuẩn bị một đạo thủy bộ hùng binh, sẽ thân hành kéo vào Nam diệt giặc. Giặc nhà Nguyễn chỉ là "bè củi mục". Quân Tây Sơn sẽ thu hồi đất Gia Định trong nháy mắt..."

 

Đúng như vậy, như lời xác định của thiên tài quân sự nói từ trước đó 200 năm. Khi Hồ Chí Minh xuất hiện thì cái việc trước tiên con người này phải làm cấp tốc là chỉ với một cái phất tay rất ư là nhẹ nhàng, dễ ẹt như ông Tư Cò thò tay ngắt một cọng râu vậy thì ông vua ăn chơi tứ đổ tường khét tiếng Bảo Đại liền phủ phục, gục đầu, mặt xanh như tàu lá và hai tay run run nâng ấn kiếm, giao sạch sành sanh sự nghiệp cho sứ bộ ngoại giao Hồ Chí Minh tại cố đô giai đoạn của Nhà Tây Sơn khi xưa. Thế là cả một giòng họ bẻm ăn từ đó thôi đành phải cuốn gói biến mất dạng khỏi đất nước ngay liền không chút chậm trễ! 

 

...Nước thanh bình ba trăm năm cũ,
Áo nhung trao quan vũ từ đây.
Sứ trời sớm giục đường mây,
Phép công là trọng niềm tây sá nào...
(CHINH PHỤ NGÂM DÂTK)

 

"Sứ trời" là chỉ cho Quang Trung-Nguyễn Huệ. Thời ấy người ta gọi nhân vật này là tướng hay người nhà trời xuống nước Việt chỉ với mục đích duy nhất là dẹp loạn cát cứ, đánh đuổi ngoại xâm và thống nhất đất nước. Đường mây là con đường thiên lý thênh thang Bắc Nam từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, chứ không phải dừng tại Hoành Sơn Quan hay sông Bến Hải quá dị kỳ như thế mà đám giặc cát cứ đã tay trong tay ngoài hằm hằm thực hiện hòng phân chia tan nát đất nước Việt xưa nay.

sach

Ai là tác giả Chinh Phụ Ngâm chuyển nhịp 3/4?

"Phép công" là gì nếu không phải là trách nhiệm, bổn phận của một cán bộ hay người lãnh đạo quần chúng cần phải biết và xác định rõ ràng tiêu chí, định hướng của mình đối với nhân dân, đất nước trong thời kỳ đương nhiệm. Nói nôm na cho dễ hiểu, dễ nhớ hơn nữa đó chính là các đức hạnh Cần Kiệm Liêm Chính- Chí Công Vô Tư mà các cán bộ ngày nay cần phải hiểu và thực hiện triệt để, không được lơ là, chậm trễ.

 

Do tất cả những gì của thời Tây Sơn cai trị đất nước đã bị đám giặc ăn có Nguyễn Gia Miêu thủ tiêu sạch sẽ nên chúng ta chưa có điều kiện để tìm lại phương cách nào mà Quang Trung đã sử dụng cho chính mình cùng các cán bộ trong sự nghiệp lãnh đạo nhân dân và đất nước. Chỉ duy nhất còn lại hai câu này trong bài thơ AI TƯ VÃN của Bắc Cung Hoàng Hậu mà thôi:

 

...Mà nay áo vải cờ đào,
Giúp dân dựng nước xiết bao công trình...

 

"Áo vải" nghĩa là Quang Trung-Nguyễn Huệ là con người sống không hề mưu cầu danh lợi, phú quý xa hoa, ăn ngon mặc đẹp, hưởng thụ sung túc, no đủ một mình và còn cho cả gia đình, con cháu. Bỏ mặc đất nước ra sao thì ra. Các bạn có thể lấy đời sống mẫu mực, đơn giản hết sức của Hồ Chí Minh để làm một gạch nối, tìm hiểu về con người Quang Trung-Nguyễn Huệ khi xưa đã sống và làm việc như thế nào là sát thực nhất và hay nhất. Ngoài cách này ra thì không còn một cách nào khả dĩ hay hơn, tốt hơn được nữa.

 

"Cờ đào" là lá cờ đỏ như máu đào. Các bạn chỉ cần nhìn lá cờ đỏ sao vàng hôm nay để hình dung lá cờ mà Quang Trung-Nguyễn Huệ đã sử dụng ngày xưa là được. Nếu công việc khảo cứu của chúng tôi thành công, thì có thể những gì được ban tham mưu Tây Sơn cất giấu dưới Cung điện ngầm cùng với Linh cữu, thi hài Quang Trung sẽ được công bố rộng rãi. Trong đó tất nhiên sẽ có lá quốc kỳ của Nhà Tây Sơn. Đến lúc ấy dư luận xã hội sẽ biết lời chúng tôi đúng hay sai. Còn bây giờ nói gì thì nói tất cả vẫn cho những bài viết của chúng tôi thuộc dạng suy diễn. Cho nên không một ai đặt niềm tin vào việc làm cùng những bài viết của chúng tôi.

 

Điều này chúng tôi biết rõ hơn ai hết. Bởi người có trí, có mắt sáng khác với người vô minh, người mù. Những người có trí tuệ khi đọc qua những bài viết của chúng tôi họ sẽ biết những bài viết này nói đúng hay sai liền thôi. Chỉ có hạng độn căn, liệt tuệ hoặc những người thuộc phe đối lập mới cho bài viết của chúng viết sai sự thật. Các bạn có tin điều này hay không?

 

Hai câu còn lại nghĩa là nước Việt kể từ thời dựng quốc lập đô cho đến hôm nay đã được thiên ý, tức trời cao quyết định. Giao cho Quang Trung-Nguyễn Huệ quản lý, chăm sóc, muốn làm gì đó thì làm. Nhưng tuyệt đối phải đưa nhân dân, đất nước bước vào đài xuân, vui hưởng khúc âu ca muôn thủa như lời đã từng tuyên bố.

 

Thưa các bạn,
đây có thể được xem là câu sấm, là lời tiên tri về hậu vận, tương lai đất nước Việt Nam có thể của Đặng Trần Côn hoặc của Đoàn thị Điểm hoặc của Phan Huy Ích cách đây hơn 200 năm rồi vậy.

 

Tu sĩ Phật giáo phải biết định nghĩa chính trị là gì? 
Tóm lại. Sự thật, tức lịch sử chỉ đơn giản là như vậy, không có gì khác hơn. Chỉ xin các bạn đừng xúm dè bĩu, cho chúng tôi nói bậy là được. Lại chúng tôi biết rất rõ viết như thế này sẽ đụng chạm đến rất nhiều các thế lực, tức những tâm ý niệm đúng sai, hơn thua, bảo thủ của bản chất muôn thủa con người. Nhưng nếu không xông thẳng vào xúc chạm, tức nếu sợ đụng chạm thì sẽ không bao giờ tôi anh chị có thể chứng đạt được cái gọi là chân lý, sự thật. Mục đích tối hậu của đời sống con người, nhất hết của con đường giải thoát, chấm dứt luân hồi khổ đau vô tận.

bác hồ

Kẻ thù không đội trời chung của Nguyễn Ánh, của giòng họ Nguyễn Gia Miêu là đây!

Cho nên, có thể nói. Người tu theo Phật giáo, theo gót Thích Ca chính là đi làm chính trị chứ không làm gì khác hơn ở đây. Chứ chính trị không phải chỉ dành riêng ở chốn chiến trường đẫm máu, hoặc chỉ đặc cách cho giới cán bộ, công chức ở trong các tổ chức, đoàn thể nào đó. Xưa nay người ta đã hiểu rất sai về hai từ chính trị này thiết nghĩ đã rất nhiều rồi vậy. 

 

Cũng xin viết thêm đoạn. Nguyễn Hoàng sau khi gây án và đào tẩu khỏi miền Bắc, trốn vào ẩn nấp bên kia Hoành Sơn Quan để khỏi phải rơi đầu bởi Trịnh Kiểm cùng lệnh truy tróc của quan quân triều đình. Sau đó đã tụ tập đám anh chị đá cá lăn dưa, ngưu đầu mã diện lập ra bè nhóm, vỗ ngực xưng danh là chúa tể Đàng Trong. Từ đó Nguyễn Hoàng hùng cứ một phương, khiến quan quân triều đình Đàng Ngoài đã bao lần kéo vào đánh dẹp nhưng cũng đành bó tay bởi đường xá quá xa xôi, hiểm trở, sơn lam chướng khí mắc giăng dẫy đầy.

 

Thiết nghĩ tình trạng này của Nguyễn Hoàng khi xưa cũng giống như các tay anh chị cộm cán thời nay vẫn thường hay nổi loạn tụ tập bè nhóm, rồi tự động đứng ra thương lượng, dàn xếp và phân chia địa bàn hoạt động, làm ăn phi pháp, thu lợi nhuận bất chính, coi pháp luật và chính quyền sở tại như cỏ rác. Do đó, nếu căn cứ vào pháp luật hiện hành, thì Nguyễn Hoàng là một tội phạm học sừng sỏ, rất nguy hiểm, cần phải bị nghiêm trị thích đáng. Với đám anh chị có máu mặt dù sao khi ra trước pháp luật cũng chỉ bị ghép vào án hình sự, can tội cướp giựt, làm ăn phi pháp là cùng. Riêng Nguyễn Hoàng thì phải được ghép vào tội phản dân hại nước vì dám chống lại quan quân triều đình, thêm nữa là tội phân chia đất nước, dám vỗ ngực xưng danh là chúa tể rồi lập ra đủ loại thuế khóa để dễ bề bóc lột mồ hôi xương máu nhân dân lao động cực khổ.

 

Nhưng trớ trêu thay! Đám con cháu, giòng họ và đám sử gia Nguyễn Gia Miêu lại nhất loạt tôn Nguyễn Hoàng là ông tổ, là người khai sáng, lập ra sự nghiệp chói lọi ở đất phương Nạm cho nhà Nguyễn, tục gọi là Chúa Tiên Nguyễn Hoàng. Lịch sử mà được viết, mà được hiểu như thế thôi thì than ôi! Những tay anh chị có máu mặt như Năm Cam, Hải Bánh, Dung Hà, Trường xoăn, Đại cathay, Điền Khắc Kim, vv... Tất cả cũng cần phải được gọi là những danh nhân, những chúa tể vang bóng một thời, xứng đáng cho con người và xã hội ghi tên tuổi, mặt mũi đám anh chị cộm cán này vào sử sách cùng lập đền đài tôn thờ, kính ngưỡng đến đời đời kiếp kiếp vậy.

 

Sử với chả học!

 

Tuy Phước, lúc 5h ngày 2 tháng 09 năm 2017
Bốn niệm xứ

 

{{Lang.related_posts}}

{{Lang.comments}} Facebook

Lên đầu trang