Chào mừng bạn đến với website Bốn Niệm Xứ

1- VƯƠNG QUAN MỚI DẪN GẦN XA...

1- VƯƠNG QUAN MỚI DẪN GẦN XA...

Cảo thơm lần giở trước đèn...
Đây là hai tấm ảnh chụp tấm bia do Vương Quan, tức Hoàng Quang, em trai của chị em Thúy Kiều, Thúy Vân, tức Bắc cung Hoàng hậu và... vợ Nguyễn Du dựng lập cho chị của mình là Bắc cung Hoàng hậu vào tháng Tám Quý Dậu năm... Tân Dậu 1801? Tấm bia được dựng tại đúng vị trí chôn cất lần đầu do triều Tây Sơn thực hiện sau khi Hoàng hậu ra đi vào cũng tháng Tám -tháng 9 DL- Âm Lịch năm Kỷ Mùi lịch sử 1799.

tấm bia
Tấm bia do Vương Quan lập cho chị Thúy Kiều Hoàng Thị Thu Mai tại kiệt 51 Minh Mạng

Từ vị trí tấm bia lịch sử này đến Ngôi Tháp mà ôn Chơn Trí đang ngồi xem xét văn bia (ảnh ba) chỉ tầm 6m trở lại. Sở dĩ có chuyện di dời, và tại sao không di dời đi một nơi nào đó xa hơn, chẳng hạn về quê hương quan họ Bắc Ninh ngoài kia mà lại di dời chi đến một vị trí quá gần, sát bên như vậy? Câu hỏi này sẽ được trả lời như sau.

 

Vào thời điểm dồn dập những biến động chính sự như vậy tại Phú Xuân, kể cả các nơi, từ Đàng Trong Đàng Ngoài, nhất khi Bắc cung Hoàng hậu lại là vợ của Quang Trung Nguyễn Huệ, một trong những người lãnh đạo cuộc cách mạng Tây Sơn đã đứng lên lật đổ tất cả các thế lực của đám anh chị có máu mặt đang chiếm hữu các vùng miền để cai trị và bóc lột. Bởi vậy, Quang Trung-Nguyễn Huệ được xem là kẻ thù không đội trời chung của tất cả đám anh chị có máu mặt thời ấy như tập đoàn Lê-Trịnh ở Đàng Ngoài. Tập đoàn đang quậy phá ráo riết và đang nóng lòng chờ thời cơ thuận tiện là kéo quân ra Phú Xuân ngay tức thì của Nguyễn Ánh ở Đàng Trong.

 

Chúng tôi chưa nói đến địch thủ đáng gờm và nguy hiểm nhất cho công cuộc thống nhất đất nước của Quang Trung Nguyễn Huệ là Trung Ương Hoàng đế Nguyễn Nhạc ở thành Hoàng đế-An Nhơn. Lại còn thêm đám loạn tướng tay sai của Nguyễn Nhạc đang ở dưới trướng của Quang Trung tại Phú Xuân.

 

Với một tình hình chính sự quá bất ổn, quá nguy hiểm như vậy thì thời điểm đó không thể nào di dời hài cốt Bắc cung Hoàng hậu đi bất cứ nơi đâu được cả. Mà chỉ có một giải pháp an toàn và bí mật duy nhất. Án binh bất động. Để hài cốt ở yên tại chỗ. Nhưng...

 

Từ 5h30 của ngày 15 tháng 3 năm 2017 chúng tôi đi quét rác chung quanh thất, vừa xong chuẩn bị vào gõ bài thì phát hiện mối vô máy scan nên phải đứng dậy đi thu dọn đến 9h kém 15 mới ổn định. Xong rồi mới an tâm ngồi gõ bài tiếp tục.

 

Như đã nói, hài cốt của Hoàng hậu vào thời điểm chính sự biến động dồn dập và vô cùng nguy hiểm ấy thì không thể di dời đi bất cứ nơi đâu được cả. Nhưng nếu vẫn để hài cốt tại chỗ thì tất nhiên. Trước hết, tấm văn bia mà vua Cảnh Thịnh dựng lập tại ngôi mộ này cần phải được cạy ra và chôn giấu đi. Lại sau khi đã chôn giấu tấm bia lịch sử này rồi, thì tiếp theo gia đình Hoàng hậu phải cho dựng lên một tấm bia khác để đánh dấu nơi chôn cất Hoàng hậu lần đầu.

 

Và cũng tất nhiên trên tấm bia này không thể ghi rõ tên tuổi Hoàng hậu, kể cả những người đứng ra lập bia. Làm như vậy cũng chẳng khác nào... lạy ông tôi ở bụi này, ông tới ông trói khiêng giùm tôi ra... Do đó, văn tự, chữ nghĩa trên tấm bia này đã được sử dụng như mật mã, ám hiệu vậy. Nếu đọc và hiểu đơn thuần như văn bia các loại đã ghi thì bạn chẳng hiểu được chuyện gì cho ra chuyện gì. Bạn cần phải đọc sau mặt chữ, tức đọc những ám hiệu bí mật mà người dựng lập đã ký gởi vào mặt bia. Đồng thời, người dựng bia cũng hy vọng ngày sau sẽ có một quái kiệt giang hồ võ lâm nào đó tìm về ngay tại tấm bia này đọc và giải được câu thần chú: "Vừng ơi! mở cửa ra!" mà người xưa đã âm thầm, mòn mỏi, thiết tha đợi chờ...

 

Nhưng sự chờ đợi tha thiết ấy của gia đình Hoàng hậu than ôi rất tiếc đã không bao giờ xảy ra! Tại sao ư? Vì triều Nguyễn đã kéo dài thời gian cai trị đất nước đến non 150 năm!

 

...Và chỉ mãi đến những ngày đầu của tháng 05 năm 2013 thì quái kiệt giang hồ võ lâm mới chịu xuất đầu lộ diện. Lại chẳng biết ma đưa lối quỷ dẫn đường thế nào, y đã mò đến ngay tấm bia lịch sử ở kiệt 51 Minh Mạng-Thành phố Huế thò tay gõ vào tấm bia ba tiếng và đọc câu thần chú: "Vừng ơi! mở cửa ra!".

 

Và cánh cửa bí mật tưởng đâu sẽ đóng chặt muôn đời... "Ngàn năm thương hoài một bóng hình ai, tình đã khơi rồi mộng khó nhạt phai..." đã bắt đầu rùng rùng chuyển động...

 

Mật mã văn bia.
Sau đây là phần giải thích của chúng tôi về văn tự, mật mã trên tấm bia lịch sử do Vương Quan dựng lập. Xin mời các bạn lắng nghe xem thế nào.

tấm bia
Hình thức tấm bia cho biết người chết là nữ giới, thuộc hàng mệnh phụ phu nhân triều đình.

Bên tay trái các bạn là sáu chữ Hán  親弟文名奉立/THÂN ĐỆ VĂN DANH PHỤNG LẬP.

Đệ : Là em trai.

 

Thân : Là thân thiết, người thân, rất gần. Như cha mẹ gọi là song thân. Và cha con, anh em, vợ chồng gọi là lục thân. Nhưng thân ở đây còn có nghĩa ám chỉ. Tuổi Thân. Vương Quan cố ý cho chúng ta biết ông tuổi Thân.

 

Chúng tôi liền liên hệ đến tuổi các chị em Thúy Kiều, và biết như sau rằng. Vào thời điểm Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ ra Bắc Hà lần đầu dưới danh nghĩa "Phù Lê diệt Trịnh" thì lúc này chị em Thúy Kiều, Thúy Vân vừa lứa tuổi cập kê: "Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê". Tuổi cập kê là tuổi 15. Vậy chị em sinh đôi Bắc cung Hoàng hậu vào thời điểm lịch sử đất nước biến động từ chập chùng cho đến chập chùng của hậu bán kỷ 18 vừa tròn tuổi 15.

 

Chúng tôi đã không khó lắm để biết 15 là tuổi thuộc can và chi nào. Đó là tuổi Nhâm Thìn 1772. Và tuổi của Vương Quan là Bính Thân 1776. Vương Quan nhỏ hơn hai chị mình đúng 5 tuổi. Cũng xin nói thêm chỗ này. Trong truyện Kiều Nguyễn Du cũng có cho biết tuổi của mình là ở giữa độ tuổi của các chị em Thúy Kiều, Thúy Vân. Hai chị em cùng một tuổi Nhâm Thìn 1772, Vương Quan tuổi Bính Thân 1776. Vậy Nguyễn Du ở giữa hai độ tuổi này.

 

Nhưng làm sao chúng tôi biết được rõ ràng như thế?

 

Đó là từ hai chữ 金重 Kim Trọng. Trọng ở đây là khinh trọng, so sánh sự nặng nhẹ giữa con người hay của vật chất với nhau. Hay trọng là người quân tử tự trọng. Nhưng Trọng có ý ngầm là giữa, ở giữa. Lại chữ đầu đã bị sửa từ chữ  Khiêm thành Kim. Chữ Khiêm gồm hai chữ Ngôn và chữ Kiêm nhập lại ra chữ Khiêm.

 

Ngôn ở đây là nói, ăn nói, tài ăn nói, đàm đạo. Kiêm là kiêm nhiệm, bao gồm. Chúng ta đã biết thời Gia Long Nguyễn Du được giao hay có khả năng làm nhiều công việc khác nhau. Trong đó có công việc đi sứ bên Tàu. Nghe nói sau chuyến đi năm 1813 Nguyễn Du chuẩn bị đi một chuyến nữa, nhưng do đau bịnh rồi mất nên đã không thể tham gia chuyến đi tiếp theo này.

 

Vậy tên mật mã của Nguyễn Du trong truyện Kiều là 謙重 Khiêm Trọng, không phải 金重 Kim Trọng. Vì qua hai chữ này Nguyễn Du muốn cho chúng ta biết rõ khả năng làm việc và nghề nghiệp của mình rất giỏi, thành thạo trên rất nhiều lĩnh vực. Sau là tuổi của mình bao nhiêu so với các chị em Thúy Kiều.

 

Trong tập văn xuôi Kim -Khiêm?- Vân Kiều Truyện Nguyễn Du còn cho biết rõ tuổi tác của mình hơn nữa. Nhưng chỉ một mình quái kiệt giang hồ võ lâm biết tuổi gì, can gì thôi. Còn tất cả đứng ngoài chóc mỏ ngó chơi vui. Kể cả đám cháu chắt Nguyễn Du đang bám bu lây lất, phất phơ ở Nhà lưu niệm Nghi Xuân-Hà Tĩnh kia cũng mù tịt chuyện tuổi tác ông bà của mình.

 

Văn : Nghĩa đích thực ở đây là văn chương, thơ phú. Vì trong truyện Kiều câu bát 14 đã nói quá rõ tài năng và nghề nghiệp của Vương Quan, tức Hoàng Quang: "Vương Quan là chữ nối dòng nho gia". Khi ra làm việc cho nhà Nguyễn, Vương Quan và Nguyễn Du đứng bên hàng ngũ quan văn.

 

Danh : Là danh tiếng, danh tiếng nổi như cồn của con người tài ba lỗi lạc. Hay Danh là danh gia: con nhà có tiếng ăn học và được giáo dục đàng hoàng. Và Danh cũng là danh thần: bề tôi lỗi lạc hơn người. Lại Danh cũng là con nhà danh giáo, có tiếng trong xã hội và triều đình. 

 

Phụng : Là vâng, là kính vâng mệnh ý, lời chỉ dạy của người trên thì gọi là phụng.

 

Lập : Là gây dựng, lập dựng. Như lập mộ, lập bia.

 

Với sáu chữ mật mã này Vương Quan đã cho chúng ta biết rõ sự thật như sau:

 

Vương Quan đã theo lời của mẹ là bà Nguyễn Thị Huyền và vợ chồng người anh rễ Nguyễn Du-Thúy Vân đứng ra lập bia cho chị của mình là Thúy Kiều, tức Bắc cung Hoàng hậu Hoàng Thị Thu Mai.

 

Còn nếu bạn đọc và hiểu theo nghĩa đen, nghĩa chửi chó mắng mèo -chỉ tang mạ hòe- chỉ vào gốc dâu nhưng mắng cây hòe te tua khiến cây hòe đâm ra ngơ ngác, rồi nổi khùng trợn mắt nói, mắc mớ gì khi không mầy lại chửi tao con mụ kia? Thì sáu chữ này chỉ có nghĩa đơn giản là:

 

Có người em trai thân thiết, ruột rà, người giỏi đường khoa cử đã theo lời dạy bảo của gia đình đứng ra lập bia mộ cho chị của mình.

 

Đọc và hiểu như thế này thì sóng yên gió lặng, và bí mật vẫn hoàn toàn bí mật!

 

Tiếp đến là tám chữ ở giữa 侍内掌奇丁侯之墓/THỊ NỘI CHƯỞNG CƠ ĐINH HẦU CHI MỘ.

Nếu bạn tiếp tục đọc và hiểu theo nghĩa đen, nghĩa mà đám văn sử học mê man bất tỉnh nhân sự Bắc Nam đã thâm nhập hai trăm năm nay thì tám chữ này chỉ có ý nghĩa như sau:

 

Đây là mộ của bà vợ ông Chưởng cơ họ Đinh, tước Hầu.

 

Chưởng cơ là người nắm về quân số lính tráng thời phong kiến. Tước Hầu là một trong năm tước Công Hầu Bá Tử Nam trong triều đình phong kiến xa xưa.

 

Bởi đám văn sử học mê man bất tỉnh nhân sự đã đọc và hiểu theo kiểu đen thui đen thít này nên sự thật của lịch sử vẫn mãi mãi nằm im ru bất động hơn hai trăm năm trong dâu bể tang thương tại kiệt 51 Minh Mạng cho đến một hôm...

 

Và đây là cách hiểu riêng biệt, chả giống con giáp nào cả trong 12 con giáp tám chữ mật mã của quái kiệt giang hồ võ lâm:

 

Thị 侍: Là xét rõ hay nhìn cho kỹ, xem cho kỹ. Hay Thị  là đàn bà, người phụ nữ xưa khi xưng mình thì xưng là thị. Lại có cụm từ Như thị ngã văn: Tôi nghe như vầy. Vì thế, Thị cũng có nghĩa là như vậy, như thế. Sau Thị  là hầu, như nội thị: ngồi hầu. Hay Thị 侍 là kẻ hầu, như danh từ nội thị: kẻ hầu trong. Sau hết, cách viết chữ Thị  này gồm chữ  Nhân 2 nét và chữ  Tự 6 nét -chữ Tự  ghép từ hai chữ Sĩ  và chữ Thốn - nhập lại ra chữ Thị . Nhân là người. Tự có hai nghĩa, nghĩa thứ nhất là dinh quan. Nghĩa thứ hai là chùa. Bạn cần phải biết. Sau khi vua Quang Trung ra đi thì Bắc cung Hoàng hậu vào chùa tu hành. Và Bà đã lập ra ngôi chùa Thiên Thai Nội ở kiệt 15 Minh Mạng. Chính văn bia tại Ngôi Tháp gần bên đã cho biết như thế: 天 台 御 錫 玅 華 老 之 塔 /Thiên Thai Ngự Tích Diệu Hoa Lão Chi Tháp.

 

Như vậy, chữ Thị  nghĩa thứ nhất là người hầu trong dinh quan. Nghĩa thứ hai Thị  là người đàn bà tu hành ở chùa, chùa Thiên Thai Nội ở kiệt 15 Minh Mạng. Chứ không phải Thiên Thai Nội là chùa Thiền Tôn ở núi Thiên Thai. Bạn cần phân biệt rạch ròi, cụ thể ở chỗ này giùm cho chút.

 

Còn dinh quan là chỉ cho Cung điện Đan Dương, tức phủ Dương Xuân của các chúa Nguyễn, nơi ở của vua Quang Trung và vợ con. Hay dinh quan còn để chỉ cho triều đình Phú Xuân, vì khi Thúy Kiều theo chồng vào Phú Xuân thì ở đây đã có hai bà vợ lớn của Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ rồi. Và trong tình cảnh như vậy thì tất nhiên Bà phải dưới quyền điều khiển, sai khiến của hai bà to lớn, quyền lực này.

 

Trong công tác điều tra phá án, trước khi chốt sự việc, vấn đề thì yêu cầu các bạn cần phải biết liên hệ và móc nối tất cả các dữ kiện, yếu tố lại chẳng phải chỉ một lần duy nhất mà phải rất, rất, rất nhiều lần, rồi sau đó mới được đưa ra quyết định sau cùng. Nếu bạn hấp tấp, vội vã hoặc không có khả năng triển khai, bao quát sự tư duy rộng rãi và chi tiết thì bạn sẽ gây ra tội ác rất nguy hiểm cho con người và xã hội. Điển hình những vụ việc làm ăn cẩu thả, chụp giựt, quơ quào của đám cán bộ i tờ là vụ án người tù thế kỷ Nguyễn Thanh Chấn, vụ án vườn điều ở Đồng Nai, vụ án của bác sĩ Nguyễn Ngọc Anh tại Quy Nhơn thời cách mạng mới tiếp quản miền Nam.

 

Trước khi bị nhóm đao phủ tước đoạt mạng sống -chúng tôi nghe kể lại từ một người ở gần nhà bác sĩ- bác sĩ Nguyễn Ngọc Anh nói rằng: "Tôi không giết cha tôi!".

 

Đám văn sử học mê man bất tỉnh nhân sự Bắc Nam chính vì không có khả năng điều tra phá án này nên đã chốt sự việc theo bản năng si mê, mù mịt của mình. Và cho đến hôm nay câu chuyện về lăng mộ, hài cốt vua Quang Trung và Bắc cung Hoàng hậu đành dậm chân tại chỗ. Và còn biết gì hơn là họ đành ngồi tại chỗ nói bốc phét cùng viết bậy cho qua ngày đoạn tháng, cho xong một kiếp người sống lây lất, đeo bám như loài ký sinh trên cơ chế già nua, bệnh tật của gia đình và xã hội . 

 

Tội nghiệp.

 

Nội : Là trong, chữ Nội này ghép đôi với chữ Thị gọi là Thị Nội 侍内: người hầu trong. Nhưng Thị như đã nói ở trên là xét rõ hay nhìn cho kỹ, soi cho kỹ vấn đề, sự việc có gì uẩn khúc, bí mật trong đó hay không. Vậy Thị Nội 侍内 nghĩa là nên nhìn lại, xem xét kỹ lại bên trong lớp ngữ nghĩa mang tính hình thức dùng để đánh lừa, che dậy này trên tấm văn bia có những ý nghĩa gì. Bạn cũng cần nên biết nhiều khi chữ Nội -trong- vẫn thường hay được dùng để đối lại với chữ ngoại -ngoài- trong nhiểu trường hợp đặc biệt.

 

Chưởng : Là lòng bàn tay, nắm trong lòng bàn tay. Vậy cái gì được nắm trong lòng bàn tay? Và ai là người đã đang nắm cái gì trong lòng bàn tay? Chữ Chưởng gồm bốn chữ ghép lại, ở trên là chữ Tiểu 3 nét, dưới Tiểu là chữ Mịch 2 nét, dưới chữ Mịch là chữ Khẩu 3 nét, và dưới chữ Khẩu là chữ Thủ 4 nét. Riêng các chữ Tiểu , Mịch , Khẩu nhập lại ra chữ Thượng . Vậy chữ Chưởng nói cho đúng chỉ có hai chữ ghép lại, đó là chữ Thượng 8 nét ở trên và chữ Thủ 4 nét ở dưới.

 

Thủ là tay, Thượng còn có nghĩa là trên. Vậy tay đây là tay của ai? Và Thượng ở đây có ý nghĩa gì?

 

Cơ : Trước hết, Cơ có hai nghĩa.1- Cơ là da, là những gì được phơi bày bên ngoài. 2- Cơ là thịt trong da, là những gì được che dấu bên trong. Sau Cơ là lạ, chuyên lạ, quá bất ngờ, khiến không ai lường ra được chuyện gì. Và Cơ còn là tiếng gọi sang trọng của đàn bà quý phái. Bên Tàu có họ Cơ là dòng tôn thất của nhà Chu, cũng như ở Huế có họ Tôn thuộc dòng tôn thất nhà Nguyễn vậy. Chữ Cơ thường dùng để gọi các quý bà mệnh phụ phu nhân và nhà giàu có. Và Cơ cũng còn là nàng hầu hay vợ lẽ của vua chúa thời phong kiến.

 

Đem ghép hai chữ Chưởng Cơ 掌奇 lại sẽ có ý nghĩa. Đây là người đàn bà thuộc dòng tộc quý phái, hay người đàn bà có chức quyền, thế lực, nắm trong tay nhiều việc cơ mật, lại cũng có thể nắm trong tay toàn bộ cơ đồ sự nghiệp to lớn, vĩ đại.

 

Chữ Cơ có nhiều cách viết. Chúng tôi đưa ra ba cách như sau:
1- Có chữ Cơ  gồm chữ Kỷ , chữ Nguyệt  ghép lại.
2- Có chữ Cơ  gồm chữ Nữ  và chữ Thần . Thần  tức là Thìn, Thìn là Chi thứ tư trong Thập nhị Chi. Nữ là giới tính, phụ nữ.
3- Có chữ Cơ  gồm chữ Kỳ , chữ Nguyệt .
Sau cùng, Cơ là cơ mưu, cơ hội, hay là cơ đồ, sự nghiệp. Và Cơ cũng là sa cơ thất thế, thất bại chua cay.

 

Đinh : Chữ Đinh  có nhiều nghĩa, chúng tôi chỉ lấy hai nghĩa như sau: 
1- Đinh là đinh ninh, là dặn đi dặn lại cho ai đó việc gì đó vô cùng hệ trọng, đặc biệt. Có thể có ai đó muốn nhắn gởi tin tức thầm thì gì cho ai đó chăng? Cho nên chữ Đinh  5 nét này có chữ Khẩu 口 3 nét ghép lại. Khẩu 口 là miệng, cái miệng dùng để ăn, để nói.
2- Đinh là can Đinh , can thứ tư trong Thập can Giáp Ất Bính Đinh Mậu Kỷ Canh Tân Nhâm Quý.

 

Và với can Đinh  này khiến chúng tôi phải đặt niệm suy diễn cùng liên hệ đến những sự việc khác trong vấn đề, câu chuyện Nhà Tây Sơn tại Phú Xuân trước và sau khi vua Quang Trung còn tại vị hay đã ra đi.

 

Chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện.
Vua Quang Trung có ba bà vợ, bà sau hết là Bắc cung Hoàng hậu Thúy Kiều, tức Hoàng Thị Thu Mai, người từ Thăng Long Hà Nội vào. Khi Bà Hoàng Thị Thu Mai vào Phú Xuân thì ở đây đã có hai bà vợ lớn của Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ rồi. Một bà quê ở Tây Sơn, có tên là Bùi Thị Nhạn, con gái út của phú nông Bùi Đắc Lương. Sách Nhà Tây Sơn của Quách Tấn-Quách Giao cho biết ông Bùi Đắc Lương có năm người con gồm ba trai, hai gái. Ba trai là Bùi Đắc Chí, Bùi Đắc Trung, Bùi Đắc Tuyên. Hai gái là Bùi Thị Loan và Bùi Thị Nhạn. Bà Bùi Thị Xuân là con của ông Bùi Đắc Chí. Như vậy, nữ tướng Bùi Thị Xuân gọi bà Bùi Thị Nhạn bằng cô.

 

Bà vợ thứ hai của Bắc Bình Vương là bà họ Phạm ở xã Bình Đào, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Bà là con của ông Phạm Văn Phước, bà có một người em gái tên là Phạm Thị Ngọc Dẫy. Khi về làm vợ Bắc Bình Vương thì bà đã dẫn người em gái này ra Phú Xuân ở cùng bà. Tên bà là Phạm Thị Doanh, không phải là Phạm Thị Ngọc Dẫy như gia phả giòng họ Phạm Quảng Nam đã ghi chép nhầm lẫn.

 

Chúng tôi dám nói như vậy mà không một ai có thể bắt bẽ cho nổi bởi chúng tôi căn cứ vào những ký tự mật mã mà Nguyễn Du đã cấy vào trong truyện Kiều.

 

Vào thời điểm Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ cắm chốt tại Phú Xuân thì ông đã có hai người con lớn của hai bà vợ lớn là Nguyễn Quang Thùy và Nguyễn Quang Toản. Lịch sử đã không thể cho biết rõ Quang Toản, Quang Thùy là con của bà nào, và hai anh em ai là người lớn tuổi hơn. Chúng ta chỉ biết khi vua Quang Trung ra đi thì Quang Toản lên ngôi, kế vị phụ vương, chăn dắt muôn dân bách tính.

 

Nhưng theo chúng tôi suy luận, Quang Toản có thể là con của bà Bùi Thị Nhạn thì đúng hơn. Bởi nếu xét về sức ảnh hưởng, tác động của danh lợi, thế lực, quyền hạn thì bà họ Phạm ở Quảng Nam không thể đương đầu tranh chấp hơn thua với bà họ Bùi ở Tây Sơn. Toàn bộ các tướng tá trong quân đội Tây Sơn hầu như đều có xuất xứ từ Tây Sơn và các vùng phụ cận. Hơn nữa, cha bà Bùi Thị Nhạn lại là một cự phú có tiếng thời ấy thì chuyện ai hơn ai thua trong việc tranh giành quyền lực chốn thâm cung bí sử và chiếc ngai vàng cho con của mình ngày sau là điều đã rõ đến mười mươi. Lịch sử thế giới cũng đã từng chứng minh những câu chuyện như thế này rồi.

 

Chúng tôi xin chưa nói đến vai vế của ông Bùi Đắc Tuyên, anh ruột bà Bùi Thị Nhạn. Chẳng biết đầu cua tai nheo thế nào sau ông đã leo lên chức Thượng Thư Bộ Lại triều Phú Xuân. Thêm nữa là vợ chồng nữ tướng Bùi Thị Xuân và Trần Quang Diệu. Toàn bộ quan quân, tướng tá đều là dây mơ rễ má, một chùm nhân quả quyền lực của giòng họ đã bao trùm triều Phú Xuân thời ngự trị đỉnh cao.

 

Chúng tôi sở dĩ liên hệ, đặt niệm vết dầu loang như vậy chỉ để xác định lại tuổi tác của vua Cảnh Thịnh là bao nhiêu so với các mốc thời gian trước và sau khi vua Quang Trung băng hà. Sách Nhà Tây Sơn của Quách Tấn-Quách Giao cho biết thời điểm Quang Toản lên nối ngôi phụ vương mới có 13 tuổi.

 

Thật ra, khi Quang Toản lên nối ngôi vua cha thì lúc này là 16 tuổi chứ không phải 13 tuổi như sách Nhà Tây Sơn hay các sách khác đã cung cấp, cho biết. Chúng tôi dám như vậy xác định là bởi căn cứ vào tấm bia tại kiệt 51 Minh Mạng do Vương Quan, người em trai tuổi Thân  của Bắc cung Hoàng hậu dựng lập cho chị của mình. Đồng thời ám hiệu cho lịch sử biết rõ ai là người đứng ra chôn cất lần đầu này.

 

Vậy nếu bạn muốn biết rõ sự tình chồng chéo, tạp phức, mù mờ nhân ảnh như người đi đêm... thì yêu cầu các bạn lắng nghe chúng tôi giải nghĩa hai chữ Đinh Hầu 丁侯 trên tấm bia nghiệt ngã mà các bạn đã thấy ở trên kia. Ngoài cách này thì không còn một cách nào khác hơn được nữa.

 

Đinh như đã nói là can Đinh , can thứ tư trong thập can. Trước hết, chúng tôi vẫn lấy số tuổi 13 của Quang Toản trong tập Nhà Tây Sơn đặt vào ngay năm Nhâm Tý 1792, năm vua Quang Trung băng hà. Và từ ngay điểm suy luận tạm bợ này chúng tôi đi ngược thời gian để tìm ra một can Đinh 丁 có thể chấp nhận. Và chúng tôi đã gặp can Đinh Dậu 丁酉 1777.

 

Nếu vua Cảnh Thịnh sinh đúng năm Đinh Dậu 丁酉 1777 này, thì năm vua cha băng hà Cảnh Thịnh vừa đúng 16 tuổi.

Nhưng nếu các bạn không chấp nhận năm Đinh Dậu 丁酉 1777 này, mà cho rằng đó là một năm Đinh  nào khác. Vậy chúng tôi sẽ đi ngược thời gian tiếp tục. Và chúng tôi đã gặp một năm Đinh  tiếp theo. Đó là năm Đinh Hợi 丁亥 1767.

 

Nếu như vua Cảnh Thịnh sinh năm Đinh Hợi 丁亥 1767 này thì năm vua cha ra đi Cảnh Thịnh đúng 26 tuổi. Chúng ta sẽ dừng tại đây, tại hai năm của hai can Đinh  này chứ không thể thụt lui thời gian hơn được nữa. Lại chúng ta cũng không thể di chuyển mốc thời gian của can Đinh này đi tới phía trước hoặc băng qua năm Nhâm Tý 壬子 1792. Vì khi di chuyển bất hợp pháp như thế chúng ta sẽ gặp can Đinh  gần nhất là Đinh Mùi 丁未 1787, và xa hơn khi vượt vùng cấm Nhâm Tý 壬子 1792 là năm Đinh Tỵ 丁巳 1797. Hai can Đinh này rất khó chấp nhận, vì sau khi lên ngôi lịch sử cho biết rõ Quang Toản đã từng mang quân đi đánh nhiều nơi, một đứa bé mới năm sáu tuổi không thể làm được những chuyện hoang tưởng, trừu tượng như Phù Đỗng Thiên Vương vào thời hồng hoang xa xưa...

 

Vậy chúng ta chỉ có thể chấp nhận mốc thời gian có lý, có tình nhất là năm Đinh Dậu 丁酉 1777 này mà thôi. Còn nếu chúng ta đi ngược thêm nữa để tăng độ tuổi vua Cảnh Thịnh lên đúng 26 ngay tại can Đinh Hợi 丁亥 1767 thì sẽ gặp nhiều đối nghịch không thể được là không thể được!

 

Tại sao?

 

Câu hỏi tại sao này sẽ có những lời giải đáp như sau. 

1- Nếu thời điểm này -năm Đinh Hợi 丁亥 1767- Nguyễn Huệ chưa đi đến hôn nhân, lập gia đình với bà Bùi Thị Nhạn thì sao?
2- Mãi đến thời gian gần đây, người ta mới phát hiện bà Chánh cung Hoàng Hậu là họ Phạm, quê ở xã Bình Đào, Quảng Nam. Nhưng trong gia phả giòng họ Phạm không cho biết là sau khi cưới bà đã theo tướng quân Nguyễn Huệ ra Phú Xuân thời gian nào? Và bà có với Nguyễn Huệ được bao nhiêu người con? Chúng ta chỉ biết tạm bợ Nguyễn Quang Thùy và Nguyễn Quang Toản là hai anh em. Nghe nói lúc đầu Nguyễn Quang Thùy được phụ vương chọn là người kế ngôi chính thức, và sau đó đã được triều Thanh công nhận, sắc phong là Thế tử. Nhưng sau Quang Toản đã được thay vào vị trí vinh dự này. Tài liệu nhà Thanh có ghi rõ chuyện thay đổi ngôi vị này của hai anh em Quang Thùy và Quang Toản.
3- Chúng tôi đặt ra một giả thuyết. Nếu bà Chánh cung họ Phạm không có với Nguyễn Huệ một người con nào, nên sau đó Nguyễn Huệ phải cưới bà họ Bùi ở Tây Sơn để tìm con nối dõi tông đường và truyền ngôi báu. Vậy có thể Quang Toản, Quang Thùy là hai anh em ruột, con của bà Bùi Thị Nhạn. Nếu như giả thuyết này đúng thì bà họ Bùi về làm vợ tướng quân Nguyễn Huệ tại Phú Xuân chỉ có thể sau năm Tân Mão 卯 1771 vài ba năm. Như chúng ta đã biết, năm Tân Mão 辛卯 1771 là năm ba anh em Tây Sơn chiêu tập binh mã, phất cờ khởi nghĩa. Có thể vào thời gian này -Tân Mão 辛卯1771- trên đường hành quân đi bằng đường thủy ra Thuận Hóa gặp mưa bão, thuyền dạt vào xã Bình Đào và Bắc Bình vương Nguyễn Huệ đã gặp bà họ Phạm ở tại vùng quê này đây.
4- Bà họ Bùi không thể gặp tướng quân Nguyễn Huệ trước năm Tân Mão 辛卯 1771, vì nếu bà là vợ lớn thì chức Chánh cung Hoàng Hậu phải là bà nắm giữ, chứ không thể nào chức vị cao sang, quyền quý tột đỉnh của bà lại dễ dàng lọt vào tay bà họ Phạm ở Bình Đào-Quảng Nam như thế.
5- Nguyễn Huệ đã cưới bà họ Phạm ở Quảng Nam trước, rồi sau mới tới bà họ Bùi ở Tây Sơn. Chúng tôi căn cứ vào chức Chánh cung Hoàng hậu để xác nhận ai là vợ lớn, và ai là người đi tới trước với tướng quân Nguyễn Huệ rồi ra Phú Xuân ở đầu tiên.

 

Tóm lại. Với những lý do đưa ra về chức phận của hai bà quyền lực họ Phạm và họ Bùi tại Phú Xuân thì Nguyễn Quang Toản chỉ có thể sinh vào năm Đinh Dậu 丁酉 1777. Cho dù Quang Toản có là con của ai trong hai bà vợ lớn lắm quyền lực này thì cũng không cần thiết lắm. Vậy bạn đã hiểu chữ Đinh 丁 trong văn bia văn bia là để chỉ cho trường hợp này. Tuổi chính xác của vua Cảnh Thịnh. Vì Cảnh Thịnh là người thay mặt triều đình đứng ra chôn cất, dựng bia cho Bắc cung Hoàng hậu, vì dù sao Hoàng hậu cũng là vợ của phụ vương, là dì của mình. Nhưng để hiểu rộng, xa hơn, xin mời các bạn tiếp tục đọc những ký tự còn lại vậy.

 

Hầu : Là hầu hạ, người nâng khăn sửa túi cho chồng hay là nàng hầu, vợ lẽ của vua chúa thời phong kiến. Hầu  còn là tước Hầu, một trong năm tước Công Hầu Bá Tử Nam. Thêm hầu cũng là vua chư hầu nước nhỏ, lép vế hơn các ông vua nước lớn đã được danh chính ngôn thuận như nước Tàu với nước Việt xưa kia. Lại hầu có một âm là hậu. Hậu là sau, phía sau.

 

Chi : Là của, của anh, của tôi, của chị hay của ai đó. Chi  có nhiều cách viết và nhiều cách hiểu. Ở đây là chữ Chi  ba nét, chữ Chi  ở trường hợp này thuộc về giới từ. Giới từ được dùng với tính cách để kết nối các từ ngữ lại với nhau. Ví dụ: "Cái đèn của tôi". Từ của trong "Cái đèn của tôi" là một giới từ.

 

Nhưng định nghĩa như thế này về giới từ của của các sách tự điển hiện có mặt trên thị trường văn học, ngữ pháp sẽ không bao giờ giúp mọi người hiểu tới nơi tới chốn từ ngữ này. Chúng tôi sẽ nói rộng hơn về giới từ rất đặc biệt này.

 

Có người hỏi Khổng Tử rằng quỷ thần có hay không?
Khổng Tử trả lời: "Kính nhi viễn chi".
Kính là cung kính. Nhi là mà, vậy, bèn. Đây là từ mang tính trợ ngữ. Viễn là xa. Và Chi là quỷ thần. 
Nghĩa của câu này là quỷ thần tuy có đấy nhưng không phải quỷ thần nào cũng tốt, cũng thiện lành. Vậy nếu đã có lòng cung kính quỷ thần thì nên đứng ở xa, đừng tới gần để cho được an toàn là hơn.

 

Chữ Chi  như vậy rõ ràng là một giới từ mang tính cách vừa ám chỉ vừa phân biệt, khu biệt mọi sự việc đâu ra đó, ác ra ác, thiện ra thiện, trắng ra trắng, đen ra đen, không để cho bị nhập nhằng, lẫn lộn. Bổ túc cho ngữ nghĩa này là có các giới từ như địa giới, không giới, hải giới, biên giới, mốc lộ giới, vv...

 

Như vậy, giới từ là từ ngữ bao gồm rất nhiều hay toàn thể các sự việc, vấn đề thuộc thiện pháp, mà nếu khi đi ra khỏi giới từ này thì sẽ rơi vào vùng nguy hiểm, tức sẽ phạm luật, mà luật là ác pháp!

 

Vậy để làm rõ hơn về giá trị bất khả xâm phạm của chữ Chi  3 nét này chúng ta nên đọc tiếp chữ còn lại.

 

Mộ : Là mã, mồ mã dùng để chôn người chết. Nhưng cũng lắm lúc có ai đó cà tửng, lại không dùng mồ mã chôn người chết mà dùng mồ mã để chôn của quý như vàng bạc, ngọc ngà châu báu thì sao nhỉ?

 

Hai chữ Chi Mộ 之墓 này như đã nói mang tính ám chỉ và để phân biệt, khu biệt ra mộ đây là của ai, và ai là người đứng ra xây dựng. Vì vậy, hai chữ CHI MỘ 之墓 cần phải đọc chung, không thể tách rời như những chữ khác. Vậy CHI MỘ 之墓 có nghĩa ngôi mộ này là của anh, của tôi, của chị, và do người này, người kia dựng lập, vv...

 

Hai chữ Đinh Hầu 丁侯 cũng nên đọc chung như hai chữ Chi Mộ 之墓, và nghĩa của hai chữ này như sau: Ông vua chư hầu sinh năm Đinh Dậu 丁酉 1777 này là con của bà Hoàng Hậu -Hầu có âm là hậu- kế sau, không phải bà trước.

 

Đến đây, chúng ta đã tạm hiểu ngữ nghĩa từng chữ trong cụm từ tám chữ 侍内掌奇丁侯之墓/THỊ NỘI CHƯỞNG CƠ ĐINH HẦU CHI MỘ. Bây giờ chúng ta nên ghép tám chữ này thành một câu để hiểu cho được toàn diện và rộng, sâu hơn nữa.

 

Nghĩa thứ nhất
"Đây là ngôi mộ của (Chi Mộ) Hoàng hậu Thu Mai (Hầu), người nắm trong tay (Chưởng) nhiều việc cơ mật (Cơ) tại triều đình và chùa Thiên Thai Nội. Bà đã theo chồng đến Phú Xuân đầu năm Đinh Mùi 1787 (Đinh) sau chiến thắng vang dội của chồng tại Bắc Hà dưới danh nghĩa Phù Lê Diệt Trịnh năm Bính Ngọ 1786. Vào Phú Xuân, trong cung cấm Bà phải dưới quyền điều khiển (Thị Nội) của hai bà quyền lực lúc ấy là Phạm Thị Doanh và Bùi Thị Nhạn. Tay văn học trứ danh Nguyễn Du kia đã cà tửng, đặt cho hai bà quyền lực mỗi người một cái tên là Tú Bà và Hoạn Thư".

 

Bạn cần phải hiểu như thật. Đừng nên hiểu mơ hồ, lập bập như thế. Tú Bà là người cai quản Tam cung, Lục viện. Hoạn là quan, quan lại, Thư là Thượng Thư. Bà Hoạn Thư này là em của quan Thượng Thư bộ Lại Bùi Đắc Tuyên.

 

Để biết nấm mộ của Bắc Cung Hoàng Hậu Thu Mai là do ai đứng ra chôn cất vào thời điểm ấy, xin các bạn đọc phần biện giải tiếp theo thì sự việc mới rõ ràng hơn.

 

Nghĩa thứ hai:
"Nấm mộ sơ sài của Bắc cung Hoàng hậu Thu Mai (Chi Mộ) do vua Cảnh Thịnh (Đinh Hầu) đứng ra chôn cất. Dưới áp lực căng thẳng của mẹ từ trong cung cấm (Thị Nội) là bà Chánh cung Hoàng hậu Bùi Thị Nhạn, người đang nắm (Chưởng) toàn bộ quyền lực, cơ đồ (Cơ) lúc này tại triều đình nên vua Cảnh Thịnh không dám xây dựng to lớn, chỉ đắp đất sơ sài, đơn giản cho nấm mộ của Hoàng Hậu Thu Mai".

 

Có thể vua Cảnh Thịnh cũng không dám dựng tấm bia cho Hoàng Hậu nữa vì quá sợ mẹ chỉ trích.

 

Sở dĩ chúng tôi đưa ra ý niệm nấm mộ Hoàng hậu không có tấm bia ghi tên tuổi, ngày tháng năm sinh, năm mất của Hoàng hậu là do căn cứ vào những ẩn ngữ, mật mã trong tập văn xuôi Kim Vân Kiều Truyện của Nguyễn Du Thanh Tâm Tài Nhân. 

 

Chúng tôi xin trích nguyên văn đoạn này để cho các bạn tham khảo, nghiên cứu cho thật kỹ lại câu chuyện này xem sao...

 

Hai mảnh răng cưa ráp lại.
...Một hôm nhằm tiết Thanh minh, cả nhà họ Vương cùng đi tảo mộ, rồi luôn dịp dự hội Đạp thanh (hội Bà dạo quanh? NV). Thúy Kiều cùng hai em là Thúy Vân và Vương Quan thong thả dạo chơi đây đó, đi đến bờ suối, bỗng thấy một ngôi mộ chơ vơ hiu quạnh, bèn nói với Vương Quan:

-Em này, em coi ngôi mộ kia, gò giăng phía trước, cây rợp ngàn sau, cảnh trí rất u nhã mà sao không thấy một ai lui tới viếng thăm?
Vương Quan nói:
-Té ra chị chưa rõ! Đấy là mộ Lưu Đạm Tiên, danh kỹ đệ nhất Bắc Kinh này. Lúc nàng sống, có một hồi đã vang động tiếng tăm. Sau khi nàng chết, mụ dầu (hầu?NV) bất nhân định vứt xác nàng ra khe suối, may gặp một người khách ở xa tới thăm, thấy nàng đã chết, thì nức nở khóc than: "Đạm Tiên! Đạm Tiên! Ta với nàng, sao mà vô duyên lắm vậy. Lúc sống đã không được cùng nhau thân cận, thì khi thác rồi, ta thu nhặt hài cốt của nàng, cũng không uổng một cuộc tình duyên mơ ước".
Thế rồi người khách sắm sửa áo xiêm quan quách, khâm liệm nàng chôn cất ở đây. Là nấm mồ cô đơn vô chủ thì có ai lui tới viếng thăm?
Thúy Kiều nghe xong, thở dài nói:
-Đáng thương thay! Đáng thương thay! Sống làm vợ muôn người, chết làm ma không chồng. Hồng nhan bạc mệnh đến thế là cùng! Bây giờ chị muốn qua xem tấm bia, coi viết những chữ gì!

 

Ba người cùng nhau dạo quanh khúc suối, vượt qua chiếc cầu nhỏ, đến trước mộ thấy rêu xanh bám đầy tấm bia. Thúy Kiều đi thẳng tới, vén cỏ xem kỹ, nhận ra được mấy chữ: "Hiệu Thư Lưu Đạm Tiên Mộ" (Diệu Hoa Lưu Đạm Thiên Mộ?NV) liền bùi ngùi than thở:
-Chị Đạm Tiên! Lúc chị sống, phồn hoa biết dường nào, mà nay thác rồi, lại hiu quạnh thế! Lúc này em được gần bạn tài sắc, đáng lẽ phải dâng chị một chén rươu, song vì không sẵn rượu đem theo, vậy em xin đề một bài thơ, gọi là tỏ chút tình thương xót. Hồn chị dưới suối vàng có biết, âu cũng không phụ một chút nhiệt tình của em!
Nhân bẻ cành trúc, cắm lên mộ, rồi khấn:
-Chị Đạm Tiên! Chị Đạm Tiên! Em là Thúy Kiều, bữa nay tới đây viếng chị, mong hương hồn chị nghe với!
Liền vun đất cắm hương, sụp lạy bốn lạy, rồi đề một bài thơ rằng:
Sắc hương đâu đó tá?
Thăm viếng não lòng thay!
Chăn gấm, trăng soi lạnh,
Đài gương, bụi phủ nhòa.
Đất tuy vùi ngọc đấy,
Tuyết chưa lấp danh này.
Rượu nhiều như sông đó,
Nào ai tưới chốn đây?!

 

Thúy Kiều đề thơ xong, buồn rầu sa nước mắt. Thúy Vân, Vương Quan thấy vậy, đều nói:
- Lạ cho chị lắm! Tự nhiên vô cớ lại hướng vào mồ người ta mà khóc!
Thúy Kiều nói:
-Hai em chưa hiểu rõ! Chị nghĩ rằng hồng nhan vô chủ, từ xưa vẫn thế. Chị Lưu Đạm Tiên này không lẽ lọt lòng ra liền là kỹ nữ, chẳng qua vì sự thế đáo đầu, phải rơi vào hố lửa đấy thôi! Thuyền trước đã thế, thuyền sau phải lo, biết đâu chúng mình lại chẳng cũng là người bước theo gót chị ấy? Các em coi, xưa kia gái đẹp như Tây Thi, như Quý Phi, có mấy ai được trước sau trọn vẹn? Chị nghĩ thế, nên thấy cảnh thương tình, lòng đau ruột đứt.
Vương Quan nói:
-Chị thật đáng tức cười, nói chuyện xa xôi quá. Đây là ngôi mộ hoang, âm khí nặng nề, không nên ở lâu. Về đi thôi!
Thúy Kiều nói:
-Nếu định về, thì để chị từ biệt chị Đạm Tiên đã!
Rồi quay về trước mộ khấn rằng:
-Chị Đạm Tiên! Chị Đạm Tiên! Em về đây! Nếu chị có thiêng, xin hiển linh cho em xem, khỏi phụ chút tình si của em từ nãy đến giờ.

 

Nói chưa dứt lời, bỗng thấy từ phía sau mộ nổi lên một luồng gió Tây, thê lương ảm đạm, núi sông rạo rực, cây cỏ ngả nghiêng, rồi bỗng trời mây u ám, làm cho mọi người tối tăm mặt mày. Luồng gió cuốn đến bên mình Thúy Kiều, quay quanh ba vòng rồi tan ngay chốc lát. Vương Quan và Thúy Vân thấy đều kinh hoảng, đồng thanh nói:
-Chị ơi! Chúng em đã nói là ở đây âm khí nặng nề, mau về đi thôi! Trận gió này thật ghê người, ta còn ở đây làm chi nữa?
Thúy Kiều cười nói:
-Không phải gió đâu! Đó là chị Đạm Tiên hiển linh cho chị xem. Vậy chị còn muốn đề một bài thơ tạ lòng chi ấy rồi mới về!
Vương Quan nói:
-Chị Lưu mất đi, nào biết đã bao năm, nếu còn linh ứng như thế, thì chị ấy sẽ thành Bồ Tát?
Thúy Kiều nói:
-Thác, ấy là thể xác; còn; ấy là tinh anh. Tinh anh nghìn đời không mất, thường thường mượn gió nương mây, tỏ dấu linh ứng. Nếu các em không tin, để chị theo đường gió tìm xem dấu vết, nhất định có tăm hơi.
Vương Quan nói:
-Em thì không tin!

 

Thế là kẻ trước người sau, dắt nhau đi tìm, quả thấy trên đám rêu xanh lờ mờ một dải vết giầy từ tây qua đông, đến mộ thì hết. Vương Quan, Thúy Vân thấy vậy, mới đều kinh hãi, vội giục Thúy Kiều về ngay. Thúy Kiều nói:
-Vội chi mà! Hương hồn linh cảm như thế, chị cố phải làm một bài thơ từ biệt đã, rồi mới về chứ!
Liền rút cành thoa trên đầu, vạch cả bài thơ viếng và bài thơ an ủi lên thân cây. Thơ rằng:
Gió Tây đâu bỗng nổi?
Rào rạt thật buồn thay!
Thảm thiết như hờn oán,
Thê lương dạ chẳng khuây.
Xe loan đi cõi khác,
Bóng hạc tưởng về đây.
Phảng phất hồn thơm đó, 
Rêu xanh rõ dấu giầy.
Thúy Kiều vạch bài thơ xong, hãy còn nấn ná chưa muốn ra về...
(Kim Vân Kiều Truyện, trang 13-17).

tháp và người
Đây là ngôi mộ nằm chơ vơ hiu quạnh bên bờ suối mà chị em Thúy Kiều gặp lúc đi tảo mộ...

Dấu tay trên chữ.
Trong đoạn trích này của trang 13-17 trong tập Kim -Khiêm?- Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân Nguyễn Du do nhà xuất bản Đại học Sư Phạm Hà Nội ấn hành tháng 04 năm 2008 có những câu, những cụm từ và những chữ cần phải lưu ý.

 

Sau đây chúng tôi xin chỉ ra những câu, cụm từ và những chữ rất quan trọng trong các trang này. Nói là quan trọng bởi vì đây là câu chuyện có thật, xảy ra tại Phú Xuân-Huế chứ không phải ở tuốt bên kia màn sương như đám văn sử học mê man bất tỉnh nhân sự Bắc Nam đã như thế mặc định cứng ngắc từ bao lâu.

 

1- Không phải hội Đạp thanh, mà là hội Bà dạo quanh. Hội Bà dạo quanh tức là lễ hội cúng kính các Bà chúa xứ hay thánh mẫu ở các đền đài, am miếu vẫn thường được tổ chức vào mỗi dịp tháng Ba hằng năm ở tại Huế xưa. Không biết nét văn hóa cổ kính đặc thù này ngày nay có còn duy trì hay không, chứ ngày xưa ở Huế qua thi hào Nguyễn Du trong truyện cho biết thì lễ hội này rất được người dân đất thần kinh cố cựu chú trọng tín ngưỡng và tổ chức rất lớn.

 

Điểm tổ chức lễ hội cúng kính linh đình, to lớn nhất theo chúng tôi chính là tại điện Hòn Chén. Có hai con đường để đến điện Hòn Chén. Bạn đi bộ theo đường Minh Mạng ngày nay, ngày xưa gọi là đường thiên lý xuống hết dốc Minh Mạng, tại đây bạn gặp một ngã ba gọi là ngã ba Phật học viện. Tại ngã ba Phật học viện này sẽ có một con đường gọi là đường lên cầu Tuần, dài khoảng 1km là đến Bến Than. Bạn đứng đối diện với Bến Than, cách 400m bên kia sông là điện Hòn Chén. Nơi tổ chức lễ hội Bà Chúa Xứ vào tháng Ba hằng năm.

 

Nếu bạn không đi theo hướng này, vậy bạn sẽ đi bằng thuyền ghe trước Hoàng thành Phú Xuân ngược sông Hương để đến điện Hòn Chén. Đi ngã này thì xa hơn. Chúng tôi đã đi theo ngã này bằng thuyền rồng du lịch sông Hương, nhờ người quen giới thiệu nên khỏi tốn tiền vé. Giá vé lúc đó là 350 ngàn một người một vòng đi. Lại khi lên Bến Than sẽ có xe ca chở đi thăm lăng vua Minh Mạng, rồi về bằng đường bộ, không quay lại đường sông.

 

Thuyền khởi hành từ 9h sáng ngày 3 tháng 07 năm 2014. Mãi đến hơn 12h trưa thuyền mới có mặt tại điện Hòn Chén. Trong đó có khoảng thời gian chết do phải ghé các điểm tham quan để cho du khách lên bờ thăm thú. 20 phút tại Nhà vườn (trước bờ sông Hương). 35 phút tại chùa Thiên Mụ. Và 10 phút ở điện Hòn Chén.

 

Trước đó, chúng tôi có liên hệ tìm những chiếc ghe chèo tay để xem nếu đi như vậy sẽ mất thời gian bao lâu mới đến điện Hòn Chén. Tất nhiên trên ghe chỉ có chúng tôi và hai người chèo, xuất phát lúc 7h sáng tại bến thuyền trước Đại Nội, bên hông cầu Tràng Tiền. Nhưng chủ ghe cho biết đi như vậy rất nguy hiểm, và phải đến hơn 12h mới tới nơi. Bận về cũng phải 5h chiều mới có mặt tại điểm xuất phát. Giá tiền thỏa thuận không giảm cho hai vòng đi là 500 ngàn. Sau đó dự định đi bằng ghe chèo đã hủy bỏ vì quá nguy hiểm.

 

Sở dĩ chúng tôi muốn đi bằng đường thủy với ghe chèo để thử xem thời gian đi và về mất bao lâu. Bởi trong truyện Kiều, câu bát 114 Nguyễn Du cho biết rõ đoạn đường về mà các chị em phải đi qua là rất xa. Câu ấy như sau:

 

...Bóng chiều đã ngả dặm về còn xa...

 

Lại trước đó, câu bát 48 đã cho biết rõ chị em Thúy Kiều đã đi bằng con đường nào để đến Cung Điện Đan Dương, nơi có nhiều gò đống và mồ mã hoang thuộc khu vực chùa Thiền Lâm -150 Điện Biên Phủ- sau đó mới đi ngược trở lại và phát hiện nấm mộ bên vệ đường, ven con suối. Đây là hai câu điểm chỉ chị em Thúy Kiều đi bằng phương tiện gì để đến các nơi như đã nói:

 

...Ngược xuôi trên bến, dưới thuyền đua chen...

Câu bát 48 này chỉ cho chúng ta biết nơi xuất phát là bến thuyền sông Hương trước Đại nội, nhưng đã bị sửa thành câu tào lao thiên địa là:

 

...Ngựa xe như nước, áo quần như nêm...

 

Ngựa xe ở đâu trong thời kỳ đó mà gọi là như nước? Chúng tôi vẫn chấp nhận mặc định vô lý của các bạn khi cho câu chuyện xảy ra ngay tại Bắc Kinh, kinh đô hoa lệ, sầm uất, nhộn nhịp nhất của Trung Hoa thời xa xưa. Xin chưa nói điểm vô lý hơn nữa, chỉ giới quý tộc hoặc vua chúa mới có phương tiện đi lại bằng ngựa xe, chứ thường dân làm gì có ngựa xe? Lại áo quần gì mà như nêm? Và nêm là gì?

 

Câu 49-50 chỉ cảnh đổ nát và những nấm mộ hoang, tàn tạ của binh lính giao tranh chết tại khu vực chùa Thiền Lâm, nơi có Cung điện Dan Dương của Hoàng đế Quang Trung:

 

...Ngổn ngang gò đống xéo lên,
Thoi vàng vó rắc, tro tiền giấy bay...

 

Như vậy, chị em Thúy Kiều khi di chuyển đến các địa danh như đã nói là bằng đường thủy tại bến thuyền sông Hương trước Đại Nội, sau đó ghe cập vào Bến Than. Thời điểm này thì ghe thuyền qua lại tấp nập trên sông Tiền Đường 前堂 để dự lễ hội Bà chúa xứ tại điện Hòn Chén.

 

Tiếp đó, từ Bến Than các chị em đi bộ hơn 1km đến ngã ba Phật học viện ngày nay, rồi gặp cầu Lim 1 cách đó hơn 100m. Lại đi một đoạn 50m nữa sẽ gặp cầu Lim 2. Sau đó theo lên dốc Minh Mạng, khu vực có nhiều triền núi nhấp nhô và mồ mã nằm dọc hai bên đường rồi đến Cung điện Đan Dương trước. Sau đó mới quay lại Tháp mộ ở kiệt 51 Minh Mạng sau.

 

Xin các bạn nhớ cho lộ trình này:

 

1- Từ ngã ba Phật học viện lên đến đỉnh dốc Minh Mạng (nơi có chùa Thiên Thai Nội ở kiệt 15 Minh Mạng) tầm 600m. 
2- Từ ngã ba Phật học viện đi đường lên cầu Tuần tầm 1km là đến Bến Than. Và đối diện bờ bên kia 400m là điện Hòn Chén.

 

Các chị em phải đến khu vực Cung điện Đan Dương ở trong phạm vi chùa Thiền Lâm trước, vì ở đây có Quan Âm các, tức chùa Kim Tiên, nơi ở của Bà Chúa Tiên Thúy Kiều Hoàng Thị Thu Mai ngày xưa. Sau đó các chị em mới đi ngược trở lại nấm mộ ở kiệt 51 Minh Mạng. Chúng tôi đã từng đi bộ để xem hai nơi, từ chùa Thiền Lâm 150 Điện Biên Phủ đến kiệt 15 Minh Mạng, nơi có ngôi chùa Thiên Thai Nội mà Bắc cung Hoàng hậu Thu Mai xây dựng để chôn giấu những bí mật của Tây Sơn và ở tu hành là bao xa.

 

Chúng tôi đi với tốc độ trung bình, khi đến tại đầu kiệt 15 Minh Mạng thì chỉ mất đúng 28 phút, lấy chẳn 30 phút. Vậy 30 phút đi bộ khoảng 2km. Từ kiệt 15 Minh Mạng này đến kiệt 51 Minh Mạng cũng chỉ khoảng 200m trở lại. Bạn lưu ý hai con số đảo ngược 15-51 này giùm cho chút nhé. Đây là một trời bí mật mà toàn thể dân tộc Việt Nam đã không thể nào ngờ sự thật lại đơn giản như vậy hay sao?

 

Tiếp đến, trong câu văn xuôi có một chữ sai biệt. Câu có chữ sai ấy là đây:

 

...Sau khi nàng chết, mụ dầu -hầu?NV- bất nhân định vứt xác nàng ra khe suối...

 

Trong bản văn xuôi ghi là chữ dầu, nhưng chữ này là một chữ vô nghĩa, mà chữ này chính là chữ hầu . Hầu  là chữ mà chúng tôi đã giải thích rồi. Nguyễn Du đã dùng chữ này để ám chỉ vào chữ Hầu  trong văn bia của một hàng tám chữ ở giữa 侍内掌奇丁侯之墓/THỊ NỘI CHƯỞNG CƠ ĐINH HẦU CHI MỘ. Vậy Hầu  ở đây là chỉ đích danh vào bà Chánh cung Hoàng hậu Bùi Thị Nhạn và vua Cảnh Thịnh. Bạn còn nhớ chúng tôi đã nói gì rồi chứ? 

 

Sau khi Bắc cung Hoàng hậu Thu Mai ra đi thì triều Tây Sơn có thể đã chôn cất Bà rất sơ sài, cẩu thả. Cũng có thể sau khi hạ quan tài xuống huyệt, họ chỉ lấp đất lại là xong. Và cũng có thể họ đã không dựng cho Bà một tấm bia nữa. Vì vậy Nguyễn Du mới ẩn dụ trong câu văn là... mụ hầu bất nhân định vứt xác nàng ra khe suối... Chứ nếu họ xây mồ mã, dựng bia cho Hoàng hậu đàng hoàng, nghiêm túc thì Nguyễn Du đâu thể viết sai sự thật như vậy?

 

Nhưng sự khắc khe, nghiệt ngã và cẩu thả, tắc trách này chính là do bà Chánh cung họ Bùi quyết định, vua Cảnh Thịnh dù muốn hay không cũng phải làm theo ý mẹ vì bây giờ toàn bộ quyền hành triều đình theo chúng tôi đã nằm trong tay bà Hoạn Thư họ Bùi. Lại cũng có thể vua Cảnh Thịnh không đích thân ra tại nơi chôn cất, mà chỉ giao công việc lại cho quan binh, bộ phận chuyên trách thực hiện, làm theo lệnh vua. Trong ngày tang lễ bi thảm này, theo chúng tôi suy luận có thể còn có sự tham gia của gia đình Hoàng hậu và các vị quan thân cận, gần gũi như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích. Vì đây là những người cùng ở quê hương Bắc Hà. Những người đã từng gắn bó, chung thủy với Tây Sơn-Nguyễn Huệ hơn bất cứ một ai khác trong triều đình ở Phú Xuân thời ấy.

 

2- Câu văn sau đây là một điểm chỉ nữa cho lịch sử, nhưng rất tiếc đám văn sử học mê man bất tỉnh nhân sự Bắc Nam, kể cả 90 triệu dân Việt lại không hề biết gì cả. Thật là một chuyện kỳ quái nhất trên đời. Nhưng lại kỳ quái hơn nữa khi toàn bộ 90 triệu dân Việt và đám văn sử học mê man bất tỉnh nhân sự lại đồng loạt cho đó là câu chuyện ở tuốt bên kia màn sương.

 

...Ba người cùng nhau dạo quanh khúc suối, vượt qua chiếc cầu nhỏ...

 

Chiếc cầu nhỏ chính là cầu Lim 2 ngày nay. Nếu bạn đi từ đỉnh dốc Minh Mạng xuống bạn sẽ gặp cây cầu Lim này. Câu văn xuôi ở trên đã được Nguyễn Du chuyển thành câu Kiều 56. Và câu Kiều 56 là để chỉ cho cây cầu ngày xưa không biết là cầu gì, nhưng ngày nay gọi là cầu Lim 2. Cây cầu trong văn bản Truyện Kiều này hiện vẫn còn nằm đó dưới chân dốc Minh Mạng từ ngày xưa cho tận đến hôm nay.

 

Văn học Phật giáo có nói rằng... Trăm năm vật đổi người dời... nhưng thật ra. Những địa danh cùng những dấu tích 200 năm xa xưa của câu chuyện tình sử bi ai "Ngàn năm thương hoài một bóng hình ai, tình đã khơi rồi mộng khó nhạt phai." sao cứ vẫn còn mãi nơi đây như thế chứ?

 

...Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang...

 

Từ nấm mộ của Bắc cung Hoàng hậu ở kiệt 51 Minh mạng đi xuống cầu Lim 2 khoảng 80m. Cây cầu Lim này bắc ngang một con suối không lớn lắm. Con suối này chúng tôi không biết nó xuất phát từ đâu, chỉ biết nó chảy dọc theo con đường tránh, ngang qua trước chùa Trúc Lâm nằm cách cầu Lim -bên trái- khoảng 200m. Chúng tôi cũng không rõ con suối này đổ về đâu?

 

Nếu bạn đọc câu 56 này với tính cách văn học thuần túy thì bạn chỉ hiểu chung chung đây là câu tả khung cảnh ở một vùng nào đó do tác giả đã từng quan sát, ghi nhớ rồi nay đưa lên văn bản. Có thể đây là một cảnh đẹp nào đó ở tuốt bên kia màn sương. Nhưng với chúng tôi thì không phải như vậy. Khi chúng tôi đã lần ra đầu dây mối nhợ câu chuyện tình sử bi ai này, nhất khi tìm về các địa giới mà bóng dáng người xưa từng đã đi qua buộc bắt chúng tôi phải dò lại những câu nào, đoạn nào mang tính mật mã, ám hiệu. Như câu ám hiệu 56 vừa rồi.

 

Thật ra, câu bát 56 này đã bị sai một chữ, và do bị sai như vậy nên không thể nào đọc ra ký tự mật mã đã được Nguyễn Du cài đặt vào câu. Chúng tôi chỉnh câu ấy lại như sau:

 

...Nhịp cầu nho nhỏ giữa ghềnh bắc ngang...

 

Câu này là để chỉ cho chữ Thần , nếu các bạn biết tiếng Hán tất sẽ biết chúng tôi nói có lý hay vô lý. Vì vậy, truyện Kiều thật ra là chỉ dành riêng cho những người có khả năng hiểu biết về lịch sử và tiếng Hán Nôm nghiên cứu, tham khảo. Chứ truyện Kiều tuyệt đối không dành cho những người lịch sử đã mù tịt mà Hán Nôm cũng không nốt.

 

Nhưng nếu những người có hiểu biết lịch sử và tiếng Hán Nôm mà không có óc điều tra pha phá án cùng chí phiêu lưu mạo hiểm, chấp nhận xông vào khó khăn, gian khổ để trải nghiệm bản thân và cuộc đời thì cũng chả làm được việc gì. Đó là trường hợp của các nhà sử gia như Trần Trọng Kim, Phan Huy Lê, Dương Trung Quốc, Trần Đức Cường, nhà Hán học kiêm nghiên cứu lịch sử và văn hóa Đào Duy Anh. Rồi Phạm Quỳnh, giáo sư Đặng Thai Mai, các nhà thơ Xuân Diệu, Quách Tấn, Bùi Giáng, Đông Hồ và đám thơ lai căng, mất gốc Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Việt Chiến, Thanh Thảo, vvv...

 

Nói chung riêng những con người này hữu ý vô tình đã mặc định sử học là sử học, văn học, văn hóa là văn học, văn hóa. Các bộ môn này chả ăn nhập, dính líu, liên quan gì với nhau, đến mình. Chứ nếu họ biết lấy óc điều tra phá án để tổng hợp các bộ môn này lại thì họ đã biết truyện Kiều chính là lịch sử, nói đúng hơn là tình sử của Nguyễn Du và người trong mộng đầu đời Thúy Kiều Hoàng Thị Thu Mai từ rất lâu rồi.

 

Phải hhông các bạn?

 

Thần tiếng Hán nghĩa là Thìn, cũng như Vị  là Mùi, chi Mùi. Thìn ở đây là chi Thìn, chi thứ năm trong Thập nhị chi.

 

Bắc Cung Hoàng hậu Thu Mai ra đi vào tháng 9 dương lịch năm Kỷ Mùi 己未 1799. Chỉ còn ba tháng nữa là bước qua năm mới, năm Canh Thân 庚申. Nhập truyện Nguyễn Du đã cho biết thời điểm các chị em Thúy Kiều đi tảo mộ là vào dịp tháng Ba, cách tết âm lịch mấy tháng. Chúng tôi làm một bài toán để xem tháng Ba này thuộc can nào trong Thập can. Việc này không khó lắm. Đó là Can Mậu Thìn  của tháng Ba âm lịch, đúng như văn bản truyện đã cho biết, và đúng như ký tự Thần  đã được Nguyễn Du phù phép úm ba la úm bà là hô biến thành câu lục, câu bát 55-56 tuyệt hay:

 

...Nao nao dòng nước uốn quanh,
Nhịp cầu nho nhỏ giữa ghềnh bắc ngang...


Vụ án nào cũng để lại các dấu vết ở đây kia
...
Đến đây, có thể các bạn sẽ nảy ra câu hỏi, nếu Nguyễn Du đã cố ý cho biết thời gian chị em Thúy Kiều đi tảo mộ đúng vào tháng Ba Mậu Thìn  như vậy, thì tại sao ông không cho biết luôn thể đó là năm nào?

 

Ô, câu hỏi quá hay, quá tuyệt vời! Chúng tôi không ngờ các bạn lại có những câu hỏi xuất thần, đột phá, hướng thượng như vậy? Bạn đúng là con người thông minh đặc biệt. Bởi có nêu lên được những câu hỏi như thế thì sự việc dù muốn hay không thế nào rồi cũng sẽ bị khám phá, phơi bày ra giữa thanh thiên bạch nhật cho mà coi.

 

Thật ra, đoạn nhập đề Nguyễn Du đã cho biết quá rõ thời điểm chị em Thúy Kiều đi tảo mộ và dự hội Bà dạo quanh là vào tháng, năm nào rồi. Nhưng những câu, những đoạn này đã bị chỉnh sửa, nó không còn đúng với nguyên bản gốc ban đầu. Bây giờ chỉ có một cách duy nhất, là phải chỉnh lại những câu, những chữ nào bị sai để trả lại sự thật cho văn bản và cho cả lịch sử. Bởi câu chuyện này chúng tôi đã có nói là Nguyễn Du viết lại cuộc tình lỡ làng của mình với người trong mộng đầu đời Hoàng Thị Thu Mai. Nhưng Bà lại là vợ của Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ nên yêu cầu các bạn phải liên hệ qua lịch sử Tây Sơn. Có như vậy thì sự nhập nhằng, rối rắm của mớ bòng bong văn sử học mới có thể tuần tự khai mở, vén lên dần dần và dần dần...

 

Xin hỏi các bạn một câu. Khi Bắc cung Hoàng hậu ra đi thì triều đình Phú Xuân, đại diện là Hoàng đế hay vua Cảnh Thịnh có để tang cho Bà hay không?

 

Có hả? Đúng, rất chính xác. Bởi gì đi nữa thì Cảnh Thịnh cũng phải gọi Hoàng hậu bằng mẹ, nếu không thì bằng dì. Chỉ xin bạn đừng cho phong trào cách mạng và triều đình Tây Sơn là giặc cướp, Nguyễn Huệ là tướng giặc như triều Nguyễn và Nguyễn Du đã gọi là được, là chuyện gì rồi cũng sẽ giải quyết được tất cả.

 

Trong văn bản sử học có cho biết. Khi Bắc cung Hoàng hậu ra đi thì bầy tôi trung thành Phan Huy Ích có soạn 5 bài văn tế để cho 5 đại diện giòng họ và triều đình cùng đứng ra đọc tuyên dương công trạng, đạo hạnh, phẩm chất của Hoàng hậu trước khi di quan. Nhất tề trổi kèn trống, nhã nhạc cung đình bùi ngùi, thương tiếc tiễn đưa linh cữu của Bà, người có một phẩm chất cao thượng, tốt đẹp nhất đối với tình nghĩa vợ chồng, và với những ứng xử đời thường trong Tam cung-Lục viện Phú Xuân về nơi an giấc ngàn thu. 

 

1- Điếu văn dành cho vua Cảnh Thịnh đứng tế.
2- Điếu văn dành cho các công chúa, hoàng tử của vua Quang Trung đứng tế.
3- Điếu văn dành cho bà Phù Ninh từ cung (tức bà Nguyễn Thị Huyền, trong Kiều gọi là huyên bà. NV) đứng tế.
4- Điếu văn dành cho tôn thất nhà Lê đứng tế.
5- Điếu văn dành cho bà con bên ngoại Hoàng hậu ở Phù Ninh-Bắc Ninh đứng tế.
(Trích sử liệu của Nguyễn Đắc Xuân)

 

Trong 5 điếu văn này, thì điếu văn thứ 4 đã bị nhập nhằng, không đúng với sự thật. Có thể do tam sao thất bổn, chứ Phan Huy Ích là người đương cuộc, lại là dân Bắc Hà chánh tông, ông quá hiểu nhân thân của Hoàng hậu, không thể viết nhầm lẫn như vậy. Điếu văn thứ 4 này nên chỉnh lại như sau:

4- Điếu văn dành cho Hoàng tộc triều Lê đứng tế. 

 

Hoàng tộc tức là tộc Hoàng, họ cha của Hoàng Hậu, ông là một vị tướng đã tận tụy với triều Lê cho đến cuối đời. Thậm chí, ông đã chết trên đường rong ruỗi chinh chiến. Do đó triều Lê đã xem ông thuộc giòng dõi hoàng tộc, và đã ban thưởng cho gia đình, con cháu ông rất trọng hậu. Đây là nghĩa cử vô cùng tốt đẹp của triều Lê đối với con người đã từng sống chết vì dân, vì đất nước như vậy.

 

Như thế, nếu các bạn đã chấp nhận việc vua Cảnh Thịnh, đại diện triều Phú Xuân để tang và đứng ra đọc điếu văn tuyên dương đạo hạnh, phẩm chất tốt đẹp của Hoàng hậu Thu Mai trước khi di quan thì tất nhiên. Thưa các bạn đây không phải chỉ riêng vua Cảnh Thịnh bịt khăn tang cho Hoàng hậu mà còn cả Nguyễn Quang Thùy và những người con khác của vua Quang Trung với mấy bà vợ và phi tần khác nữa. Vì đây có thể được xem là quốc tang đặc biệt, chứ không phải tang lễ riêng trong gia đình, giòng họ vua Quang Trung và Hoàng hậu.

 

Do đó, Nguyễn Du khi sáng tác tập truyện tình sử chốn quan trường đã không thể không đưa việc tang lễ vô cùng quan trọng này của triều Phú Xuân, đại diện là vua Cảnh Thịnh chịu tang cho Hoàng hậu vào trong Truyện Kiều. Nhưng những câu thơ mang tính mật mã này có thể đã bị triều Nguyễn cố ý chỉnh sửa hay do tam sao thất bổn nên đã trở thành những câu thông thường, thuần túy. Đó là câu bát mật mã 40:

 

...Hoàn tang chín chục đã ngoài sáu mươi... 

 

"Hoàn tang" là mãn tang, "chín chục" là 90 ngày hay ba tháng. "Ngoài sáu mươi" là đã qua 60 ngày, tức hơn hai tháng. Thời phong kiến xưa kia việc tang lễ được phân chia ra năm loại như sau:

1- Đại tang: Gồm Trảm thôi và Tề thôi. Thời hạn để tang của tang lễ này là ba năm, sau giảm còn hai năm.
2- Cơ niên: Thời hạn để tang một năm.
3- Đại công: Thời hạn để tang chín tháng.
4- Tiểu công: Thời hạn để tang năm tháng. 
5- Ty ma: Thời hạn để tang ba tháng. Trong năm loại tang như đã nói, thì mỗi loại lại được phân chia, xếp đặt ra nhiều trường hợp chịu tang cụ thể của người thân cho người đã chết. Riêng loại tang Ty ma thứ 5 này có trường hợp: Con để tang cho nàng hầu, tức vợ lẽ của cha.

 

Như thế, vua Cảnh Thịnh và các anh chị em của mình chịu tang cho Hoàng hậu Thu Mai thuộc tang Ty ma. Và thời hạn chịu tang Ty ma đã được quy định là ba tháng -90 ngày- thì sau đó mới được xả tang.

 

Vậy câu bát 40 "Hoàn tang chín chục đã ngoài sáu mươi..." là câu Nguyễn Du cho biết việc chịu tang của triều đình Phú Xuân, đại diện là vua Cảnh Thịnh cùng các anh chị em cho Hoàng hậu Thu Mai là tang Ty ma thiết nghĩ đã quá rõ. Bạn không thể phủ nhận, cãi chối, ừ ứ ư ư ứ ừ cho nổi cách nào được nữa với chứng cứ rành rành thế này do người trong cuộc là thi hào Nguyễn Du Khiêm Trọng từng cài, nén, giấu bí mật trong từng câu, chữ tập tình sử chốn quan trường xưa kia. 

 

Bạn vẫn đang nghe đấy chứ?

 

Tiếp theo là câu bát 42:

 

...Cành mai đã rụng một vài lá khô...

 

Cành mai tức là cây hoa mai. Cây mai là một loài cho ra loại hoa rất đẹp vào dịp tết Nguyên Đán hằng năm của dân tộc Việt Nam. Hoa mai có năm cánh, màu vàng, thường nở vào dịp tết. Đã là người Việt Nam thì ai mà không biết loài hoa tuyệt đẹp, cao quý, trang nhã, thanh cao này.

 

Vào mỗi dịp tết, người Việt có tục chơi hoa, đủ các loại, từ hoa hồng, hoa cúc, hoa vạn thọ, hoa đào, hoa layơn, hoa lyly và hoa mai. Nhưng tuyệt đối chỉ có hoa mai là đáng quý, đáng trân trọng hơn tất cả.

 

Trong điều kiện tự nhiên, không có bàn tay can thiệp của con người, cây mai sẽ rụng lá vào mùa đông. Sau khi lá rụng, các mầm hoa sẽ bung lớp vỏ trấu, và nụ xanh sẽ nở rộ sau đó khoảng 6-7 ngày từ lúc bung vỏ trấu. 

 

Trong kỹ thuật trồng mai, để cho hoa ra đúng vào dịp tết, người trồng hoa sẽ sử dụng đến cái gọi là kỹ thuật thô bạo tuốt lá mai. Tuốt lá thường được thực hiện vào cuối tháng Mười Hai âm lịch.

 

Nhưng chúng ta tìm hiểu làm gì những chuyện vòng vo tam quốc diễn nghĩa khiến quá hao tốn thời gian như thế. Mà chúng ta chỉ nên biết điểm duy nhất này thôi. Cây mai lá rụng vào mùa đông. Mùa đông khởi sự vào tháng 9, kéo dài đến 3 tháng mới chấm dứt. Sau đó mùa đông buồn bã âm thầm rút lui, ký giấy bàn giao cả một đất trời, quê hương và cả những con người suốt một đời chộn rộn, bôn ba vì chén cơm manh áo lại cho chúa Xuân ngự trị, chiếm hữu.

 

Vậy bạn biết rồi. Hay phải cần chúng tôi nói huỵch tẹc, toạc móng heo ra thì mới có thể bắt đầu lờ mờ nhận biết chuyện gì là chuyện gì? 

 

Bắc cung Hoàng hậu Thu Mai ra đi vào một mùa đông mưa gió đầy trời của năm Kỷ Mùi 己未 1799 lịch sử. Thời điểm này cũng là lúc loài mai bắt đầu rụng rơi những chiếc lá vàng úa. Cho nên câu bát 42 là câu thi hào Nguyễn Du sử dụng phép liên tưởng để ám chỉ vào sự việc trọng đại này đây. Nhưng câu ám chỉ, mang mật mã này đã bị nhân vật vô danh tiểu tốt nào đó, cũng có thể là bàn tay lông lá của triều Nguyễn đã xúm đè sửa thành một câu quá buồn cười mà cười sao cho nổi:

 

...Cành lê trắng điểm một vài bông hoa...

 

Nhưng thật ra câu bát 42 không phải nói "cành mai" mà là "vàng mai". "Vàng mai" là cây mai vàng. Gia đình của Hoàng hậu Thu Mai vào thời điểm này đã không còn sum họp đông đủ. Cha thì đã chết từ trước đó rất lâu. Hoàng hậu sau đã dạt trôi, tấm thân ngà ngọc đã phải nước non ngàn dặm ra đi vào xứ Đàng Trong kể từ khi Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ đánh chiếm Bắc Hà lần thứ nhất vào năm Bính Ngọ 1786. Và cho đến khi Bà ra đi, trút hơi thở cuối cùng trên đất thần kinh cố cựu mộng mơ là tròn 12 năm biền biệt nơi chân trời viễn xứ chưa một lần về lại quê hương. Vậy khi Nguyễn Du nói vàng mai là nói đến sự ra đi, chết chóc của gia đình họ Hoàng . Vì vàng tiếng Hán cũng có nghĩa là Hoàng , hay ngược lại.

 

...Vàng mai đã rụng một vài lá khô...

 

"Vàng" là gia đình họ Hoàng , vài lá khô là cái chết của Hoàng hậu Thu Mai và người cha từ trước đó rất lâu.

 

Nhưng để nói cho đúng đắn, hết ý thì hai câu lục bát 41-42 là ký tự mật mã của chữ Hoàng  Thảo Nhất Điền Bát 丱一田八.

 

Câu 41 "Cỏ non xanh tận chân trời" là dụ cho chữ Thảo 4 nét nằm ở trên, dưới đít chữ Thảo là chữ Nhất 一 1 nét nằm ngang tượng trưng đường chân trời. Và câu 42 "Vàng mai đã rụng một vài lá khô" là dụ chữ Bát  2 nét nằm dưới chữ Điền  5 nét.

 

Các loài cỏ hoa thảo mộc khi tàn úa rụng rơi nếu không theo quán tính rơi rớt xuống đất thì đi đâu? Bạn cho bay lên trời hoặc xuống nước, hay làm thức ăn, thực phẩm các loại chui vô bao tử của bạn chắc? Mà đời sống của con người nào có khác đời sống loài thực vật cỏ hoa? Dù giàu nghèo, sang hèn, vua quan hay dân dã nếu một khi đã dứt hơi thở rồi thì đều trở về với cát bụi, đành vùi sâu chiếc thân vay mượn dưới ba thước đất. Mặc cho dòi bọ rúc rỉa, lúc nhúc, thúi ơi là thúi, tởm ơi là tởm.

 

Vì vậy, dưới chữ Điền  là chữ Bát  2 nét. Điền  là đất, chữ Bát  2 nét dụ -tượng hình- cho hai chiếc lá, tức hai người nhà họ Hoàng đã ra đi, trở về với cát bụi vô thường duyên hợp...

 

Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi, 
để một mai tôi về làm cát bụi...
(Cát bụi-Trịnh Công Sơn)

 

Tóm lại. Các câu Kiều 39-40-41-42 là cách mà Nguyễn Du đã sử dụng phép liên tưởng và ẩn dụ, vẽ ra khung cảnh tang tóc, buồn bã của triều Phú Xuân và gia đình bà Nguyễn Thị Huyền vào đúng dịp đầu năm Canh Thân 庚申 1780. Bởi Hoàng Hậu ra đi vào tháng 9 năm Kỷ Mùi 己未 1799. Ba tháng sau là đã bước sang năm mới, tiếp đến là vào tiết Thanh minh tháng Ba âm lịch hằng năm. Thời điểm này những người liên hệ đã chịu tang Hoàng hậu hơn 60 ngày rồi. Những câu tiếp theo chỉ là sự tất nhiên của nhân quả khi việc này đi trước thì việc kia rồng rắn râu ria nối theo sau mà thôi.

 

Vậy bạn nên quên các câu chỉnh sửa tào lao thiên địa của một thời hồng hoang cổ lổ này giùm cho:

 

...Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa...

 

Đó là chúng tôi xin chưa nói đến chuyện vô lý không bao giờ có. Hoa lê là loài hoa chỉ có ở xứ Bắc Hà, nhất các vùng rừng núi Tây Bắc. Chứ ở Phú Xuân ngày ấy làm gì có loại hoa này?

 

Lại trên tấm bia mà Vương Quan đã dựng đúng ngay tại vị trí triều Tây Sơn đã chôn cất Hoàng hậu lần đầu. Trên tấm bia này bạn nên lưu ý lại hàng chữ Thân Đệ Văn Danh Phụng Lập. Thân Đệ ngoài nghĩa người em trai thân thiết, ruột rà, thì Thân là năm Canh Thân 庚申 1780.

 

Nói chữ này nhưng phải hiểu qua chữ khác. Đây là cách biến hóa mật mã đối với tiếng Hán Nôm mà các nhà thơ thời phong kiến vẫn thường hay sử dụng. Nhưng với tiếng Việt hiện nay thì bạn không thể sử dụng cách ẩn dụ, mật mã đặc biệt như thế này được. Vì vậy, muốn hiểu truyện Kiều cho thật thấu đáo, tới bờ tới bến thì các bạn phải hiểu được tiếng Hán Nôm. Nhưng giới văn học Bắc Nam đã đồng loạt xúm rước văn hóa, ngôn ngữ thuộc địa lai căng, mất gốc, đầu tiên là Pháp rồi Anh, Ý, Nga, Nhật, Mỹ từ sau kỷ 18 đến hôm nay với mục đích để quét sạch văn hóa gốc rễ dân tộc thì làm gì còn ai có thể hiểu truyện Kiều là gì?

 

Tội lỗi này là do ai? 

 

Chúng tôi đã có nói. Nguyên tắc của ngành điều tra phá án trước khi chốt sự việc, ký quyết định và thực hiện một bản án. Thì yêu cầu các cơ quan chức năng phải biết mở rộng tầm nhìn và liên kết các sự việc, đầu mối lại với nhau cho hết sức chặt chẽ, logic, tuyệt đối không được để sơ sót một khe hở nào dù là rất nhỏ nhặt.

 

Nhờ chắp nối, liên kết các sự việc nằm lác đác, rải rác ở đây kia lại với nhau mà chúng tôi đã làm sáng tỏ lại từng câu, từng chữ trong tập truyện tình sử bi ai đã bị đám văn sử học bất tỉnh nhân sự Bắc Nam đẩy qua tuốt bên kia màn sương ngót hai trăm năm dâu bể tang thương. Bốn câu mật mã chết người này đã bị các bàn tay lông lá chỉnh sửa be bét, khiến đám văn sử học mê man bất tỉnh nhân sự đành chóc mỏ ngơ ngác đứng nhìn, kể cả đám cán bộ unesco, uneskiếc gì kia nữa. Thiệt là một đám khùng khùng điên điên hết chỗ nói!

 

Trước câu Kiều 56 là câu 55. Câu 55 như sau:

 

...Nao nao dòng nước uốn quanh...

 

Dòng nước uốn quanh là chỉ cho khe nước ngầm tục gọi là con Trèn, xuất phát từ Ngọn đồi thiêng, nơi có ngôi chùa Thiên Thai Nội ở kiệt 15 Minh Mạng do Bắc cung Hoàng hậu Thu Mai dựng lập. Khe nước con Trèn này từ trên cao chảy xuống, ngang qua bên hông chùa Tây Thiên do thầy Nguyên Minh trụ trì và trước điện Linh Sơn ở bên kia, đối diện cổng chùa. Sau đó chảy xuống tiếp tục rồi nhập vào con suối đang chảy cắt ngang chân dốc Minh Mạng.

 

Nếu bạn không có điều kiện đi đến tận nơi các địa danh đã được Nguyễn Du điềm chỉ để mục sở thị cho rõ ràng hơn sự việc. Thì bạn nên hiểu như thế này. Trước mặt nấm mộ và tấm bia của Hoàng Hậu khoảng hơn 60m là dòng suối chảy ngang trước chùa Trúc Lâm rồi sau đó cắt ngang chân dốc Minh Mạng, tức chảy dưới cầu Lim. Còn khe nước con Trèn xuất phát từ đồi núi chùa Thiên Thai Nội chảy xuống bên hông trái, cách nấm mộ Hoàng Hậu chừng 50m rồi nhập vào dòng suối chảy ngang như đã nói. Cho nên Nguyễn Du mới vẽ ra đường đi chính xác của nó qua câu lục 55 là:

 

...Nao nao dòng nước uốn quanh... 

 

Vậy bạn đã hiểu ám chỉ của Nguyễn Du đối với mạch nước con Trèn, xuất phát từ Ngọn đồi thiêng chùa Thiên Thai Nội và cây cầu Lim 2 dưới chân dốc Minh Mạng qua hai câu Kiều 55-56 rồi chứ gì?

 

3- Đoạn văn xuôi sau đây cũng trích tại trang 13 sẽ cho các bạn biết rõ Nguyễn Du -tức người khách viễn phương- và gia đình Hoàng hậu Thu Mai đã làm gì đối với hài cốt người thân tại ngôi mộ mà triều Tây Sơn đã chôn cất Bà lần đầu.

 

...Sau khi nàng chết, mụ hầu -không phải dầu- bất nhân định vứt xác nàng ra khe suối, may gặp một người khách ở xa tới thăm, thấy nàng đã chết, thì nức nở khóc than: "Đạm Tiên! Đạm Tiên! Ta với nàng, sao mà vô duyên lắm vậy. Lúc sống đã không được cùng nhau thân cận, thì khi thác rồi, ta thu nhặt hài cốt của nàng, cũng không uổng một cuộc tình duyên mơ ước".
Thế rồi người khách sắm sửa áo xiêm quan quách, khâm liệm nàng chôn cất ở đây. Là nấm mồ cô đơn vô chủ thì có ai lui tới viếng thăm?...

 

Như chúng tôi đã nói, tấm bia mà các bạn đã thấy là tấm bia do gia đình Hoàng hậu, tức Vương Quan tạo dựng ngay tại vị trí triều Tây Sơn chôn cất Bà lần đầu để đánh dấu. Sau đó, đích thân Nguyễn Du và gia đình đã di dời hài cốt của Bà từ bên này qua bên kia khoảng 6m. Và gia đình đã xây cho Hoàng hậu một Ngôi Tháp tuy cũng không to lớn gì lắm nhưng vẫn còn hơn nấm mộ đắp đất, có thể không có cả tấm bia ghi tên tuổi người chết do triều Tây Sơn chôn cất lần đầu.

 

Ngôi Tháp mà ôn Chơn Trí ngồi xem xét văn bia chính là Tháp của Hoàng hậu Thu Mai do gia đình bỏ tiền ra xây dựng. Ngôi Tháp này chỉ có tấm bia đắp bằng vôi, không phải bằng đá như chúng ta vẫn thường thấy ở những ngôi tháp mộ khác. Chữ văn bia lại được tạo nổi, không phải khắc chìm như cách tạc bia thông thường. Văn bia có chín chữ Hán là 天台御錫玅華老之塔/THIÊN THAI NGỰ TÍCH DIỆU HOA LÃO CHI THÁP.

 

Nhưng thật ra, 
nếu nói triều Tây Sơn khi chôn cất Hoàng hậu lần đầu chỉ đắp đất chứ không xây mộ, và cũng không dựng cho Bà một tấm bia là không đúng với sự thật. Vì như các bạn đã biết. Bề tôi trung thành Phan Huy Ích trong những ngày tổ chức tang lễ Hoàng hậu đã soạn đến 5 bài văn tế để cho 5 đại diện của triều đình và gia đình, giòng họ Hoàng hậu đứng tế, tuyên dương đạo hạnh Hoàng hậu thì lẽ nào. Lạ nhỉ? Họ, triều đình Phú Xuân lại không xây dựng nổi cho Bà một nấm mộ, thêm dựng một tấm bia hay sao mà chỉ đắp một nắm đất sơ sài cạn tàu ráo máng, vô ơn bạc nghĩa như thế?

 

Liệu việc làm này có bị chống đối từ các quan lại trong triều đình và gia đình, giòng họ Hoàng hậu hay không? Trong khi Nguyễn Du đã cho biết rõ cả triều đình Phú Xuân, đại diện là vua Cảnh Thịnh và các người con trai, con gái của vua Quang Trung đều phải chịu tang Hoàng hậu 90 ngày kia mà!

 

Sở dĩ chúng tôi đưa ra những ý như ở trên là do căn cứ vào văn bản Truyện Kiều bằng thơ lục bát chữ Nôm và tập truyện chương hồi bằng văn xuôi chữ Hán. Nhất hai câu 57-58. Hai câu 57-58 thật ra cũng đã bị bàn tay lông lá nào đó chỉnh sửa hay do tam sao thất bổn. Bởi đây là ký tự mật mã của chữ Hoàng  Thảo Nhất Điền Bát 丱一田八. Nếu ký tự, chữ nghĩa này một khi đã bị chỉnh sửa thì không thể giảng giải cụ thể, chi tiết cho mọi người hiểu dễ dàng đây là chữ Hoàng  Thảo Nhất Điền Bát 丱一田 cho nổi cách nào được nữa.

 

Cách giảng giải của chúng tôi ở trước, trong bài viết Rằng sao trong tiết thanh minh... ngày 13/03/2017 về chữ Hoàng  qua ký tự 57-58 thật ra rất khập khiễng, nghe rất khó lọt lỗ tai.

 

Do đó, chúng tôi cần phải chỉnh và giảng giải lại từ, chữ này một lần nữa như sau. Câu lục 57 viết là:

...Sè sè nắm đất bên đàng...

 

Đây là câu sai, chúng tôi chỉnh lại một chữ như sau:

 

...Sè sè bát đất bên đàng...

 

Bên đàng là nằm bên đường Minh Mạng ngày nay, bạn đã hiểu rồi. Riêng hai chữ "bát đất" thì như sau. "Bát đất" là cái mộ hay cái tháp xây, có tám cạnh. Vì sau khi vua Quang Trung băng hà thì Hoàng hậu Thu Mai quyết định vào chùa tu hành, và Bà đã lập ra chùa Thiên Thai Nội -kiệt 15 Minh Mạng ngày nay- để làm nơi tu hành, đồng thời cũng để chôn giấu những bí mật của Nhà Tây Sơn. Mà người tu hành theo Phật giáo sau khi chết có thể sẽ được tín đồ, bổn đạo hoặc gia đình xây cho ngôi tháp tám cạnh, chứ không xây mộ như thường dân để dễ dàng phân biệt đạo đời.

 

Có thể ngôi mộ của Hoàng hậu xây không cao, lớn như một ngôi tháp mà chúng ta vẫn thường thấy ở các ngôi chùa, mà chỉ được xây thấp hơn, nhưng cao hơn một ngôi mộ thông thường, và có tám cạnh bằng nhau. Tám cạnh là tượng trưng cho Bát chánh đạo. Vật liệu xây là gạch nung và vôi mật. Không biết mặt ngoài xưa có trét vôi hay không. Những viên gạch nung này tư vuông, mỗi cạnh đo khoảng 15cm, dày cở 3-4cm. Chúng tôi đã phá các mặt Ngôi Tháp do gia đình Hoàng hậu xây dựng để tìm tấm bia nên mới biết kích cở loại gạch này. Các bạn nên xem kỹ Ngôi Tháp mà chúng tôi đã phá để tìm tấm bia thì sẽ rõ hơn lời chúng tôi nói.

 

Loại gạch này thời ấy đã được sử dụng để xây dựng Tháp mộ cho Hoàng hậu lần sau. Vậy lần đầu khi xây ngôi mộ tám cạnh cho Hoàng hậu thì triều Phú Xuân cũng sử dụng loại gạch này. Vì hai khoảng thời gian xây dựng cho hai ngôi mộ tưởng không kéo dài ra quá xa. Bạn hiểu điểm liên hệ này chứ?

 

Hiện trường ngôi mộ sè sè tám cạnh này như thế nào thì người khách viễn phương Nguyễn Du phải nói, phải tả lại y như thế trong văn bản truyện thơ lục bát. Nhưng có thể đám lóc chóc sau này khi đọc đã không hiểu sự tình vụ việc nên mới đè chỉnh sửa từ "bát đất" thành "nắm đất" để cho dễ hiểu, dễ lọt tai của kẻ phàm phu tục tử chỉ ngồi một chỗ suy diễn tùy hứng, lung tung.

 

Vậy câu lục 57 là một câu mật mã, ký tự của hai chữ Điền Bát 田八 -Bát  là tám, Điền là đất- Hai chữ này được ngắt ra từ chữ Hoàng . Nghĩa là chữ Hoàng  Thảo Nhất Điền Bát 丱一田八 đã được Nguyễn Du ngắt, phân ra làm hai. Câu lục 57 "Sè sè bát đất bên đàng" là dụ cho hai chữ Điền Bát 田八 như đã nói. Và câu bát 58 "Một vài ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh" là chỉ cho hai chữ Thảo Nhất 丱一 và chữ Xanh . Các chữ này chúng tôi đã giải thích trong bài viết lúc 19h25 phút ngày 13 tháng 03 năm 2017 rồi. Các bạn nên xem lại bài viết này nhé.

 

Riêng ý ngầm của bốn chữ "Một vài ngọn cỏ..." ngoài nghĩa đã giải thích lại còn có ý tịch tịnh, vắng lặng như sau. Hoàng hậu Thu Mai ra đi vào tháng 9 dương lịch năm Kỷ Mùi 己未 1799. Ba tháng sau là đã qua năm Canh Thân 庚申 1780. Tiếp đến là tiết Thanh minh tháng Ba âm lịch, thời điểm gia đình Hoàng hậu đi tảo mộ. Vậy bốn chữ "Một vài ngọn cỏ..." là chỉ vào hiện trường ngôi mộ của Hoàng Hậu lúc đó chỉ mới vừa chôn cất được 5-6 tháng thì làm gì, thưa bạn lại có cỏ mọc mà nói là dàu dàu nhỉ? (nhướng mắt...)

 

Vậy các bạn có còn thắc mắc những chỉnh sửa, phục hồi chữ nghĩa để trả lại sự thật cho lịch sử, cho văn bản Truyện Kiều của chúng tôi nữa hay không?

 

Chữ nghĩa cũng có sự linh ứng, nhiệm mầu đấy các bạn ạ!

 

Câu lục 39 "Ngày xuân con én đưa thoi..." có ý như sau:

Ngày là nhật , nhật  là mặt trời. Nhật  hay mặt trời để dụ cho vua chúa. Xuân  là mùa xuân, lại Xuân cũng là Phú Xuân. Con là tử , và én là nhạn , tức chỉ vào bà Bùi Thị Nhạn. 

 

"Ông vua đang cai trị ở Phú Xuân là con bà Bùi Thị Nhạn". Đây là ý nghĩa bốn chữ: "Ngày xuân con én...". Riêng hai chữ: "đưa thoi" thưa bạn được thêm vào chỉ để cho tròn trịa câu văn ý thơ, nói đúng hơn để dụ khị, đánh lừa, tạo cớ ngoại phạm của Nguyễn Du mà thôi.

 

Bạn nối câu lục 39 và câu bát 40 lại sẽ có nghĩa như sau: 

 

"Ông vua cai trị Phú Xuân, con bà Bùi Thị Nhạn đang chịu tang Ty ma đã hơn 60 ngày".

 

Đến đây, bạn đã hiểu cách sử dụng mật mã nghiệt ngã của Nguyễn Du rồi chứ gì? 

 

Tuy Phước, lúc 16h 49 ngày 28 tháng 03 năm 2017 
Bốn niệm xứ
(Còn tiếp)

{{Lang.related_posts}}

{{Lang.comments}} Facebook

Lên đầu trang